Bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam theo trình tự như thế nào?

Cho tôi hỏi việc bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam theo trình tự như thế nào? Câu hỏi của chị A.V (Nha Trang).

Bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam theo trình tự như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về trình tự bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, gồm:
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4x6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
e) Hai ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè không đội mũ, cỡ 2 cm x 3 cm;
g) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
3. Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm
a) Đợt 1 gửi trước ngày 05 tháng 3 hằng năm;
b) Đợt 2 gửi trước ngày 05 tháng 9 hằng năm.

Như vậy, trình tự thủ tục bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện như trên.

Bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam theo trình tự như thế nào?

Bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam theo trình tự như thế nào?

Được bổ nhiệm chức danh Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng điều kiện là gì?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về điều kiện bổ nhiệm như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên cao cấp:
a) Đã là Trinh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;
b) Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình về an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự;
c) Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật;
d) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Trinh sát viên trung cấp.
2. Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các điểm b, c, d khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 12 (mười hai) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên cao cấp.

Và theo Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Thông tư này.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều này, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.

Như vậy, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên cao cấp:

- Giữ chức danh Trinh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;

- Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình về an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm;

- Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật;

- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Trinh sát viên trung cấp.

Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:

Miễn nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.

Như vậy, khi thuộc các trường hợp sau đây Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ bị miễn nhiệm:

- Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.

- Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.

- Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.

Trinh sát viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cử nhân luật cũng có thể được bổ nhiệm Trinh sát viên biển đúng không?
Lao động tiền lương
Trinh sát viên biển là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trinh sát viên biển là gì?
Lao động tiền lương
Bổ nhiệm Trinh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam theo trình tự như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trinh sát viên
457 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trinh sát viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trinh sát viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào