Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề như thế nào?

Cho tôi hỏi khi bộ đội hoàn thành xong nhiệm vụ được xuất ngũ thì được hỗ trợ học nghề như thế nào? Câu hỏi từ anh Tùng (Nghệ An).

Điều kiện để bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, bộ đội khi hoàn thành nhiệm vụ khi xuất ngũ được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề như thế nào?

Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề như thế nào? (Hình từ Internet)

Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau:

Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Theo đó, bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ đào tạo nghề như sau:

- Bộ đội xuất ngũ tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:

+ Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;

+ Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

- Bộ đội xuất ngũ tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.

Chế độ trợ cấp tạo việc làm đối với bộ đội xuất ngũ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ, cụ thể như sau:

Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Theo đó, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thì khi xuất ngũ sẽ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.

Bộ đội xuất ngũ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ trợ cấp tạo việc làm bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ trị giá bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bộ đội xuất ngũ được bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Mẫu thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ như thế nào? Thẻ học nghề bộ đội xuất ngũ học được nghề gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện để bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề là gì?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào bộ đội xuất ngũ trước thời hạn?
Lao động tiền lương
Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ chế độ trợ cấp tạo việc làm bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ từ đâu?
Lao động tiền lương
Hiện nay thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị như thế nào?
Lao động tiền lương
Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bộ đội xuất ngũ
6,838 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ đội xuất ngũ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào