Biên tập viên của nhà xuất bản có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề biên tập không?
Biên tập viên của nhà xuất bản có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề biên tập không?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 có quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Như vậy, tiêu chuẩn của biên tập viên là có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Biên tập viên của nhà xuất bản có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề biên tập không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 có quy định về cấp chỉ hành nghề biên tập như sau:
Cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng;
d) Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;
c) Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
4. Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
5. Chứng chỉ hành nghề biên tập được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập;
- Sơ yếu lý lịch;
- Bản sao có chứng thực văn bằng;
- Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập như sau:
- Người đề nghị gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập đến Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập;
- Trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Người không có chứng chỉ hành nghề biên tập nhưng đứng tên biên tập viên trên xuất bản phẩm bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản như sau:
Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều chỉnh tăng giá bán lẻ ghi trên xuất bản phẩm nhưng không được sự đồng ý của giám đốc nhà xuất bản đối với từng xuất bản phẩm;
b) Không có chứng chỉ hành nghề biên tập nhưng đứng tên tổng biên tập, biên tập viên trên xuất bản phẩm đối với từng xuất bản phẩm;
c) Xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản đối với từng xuất bản phẩm;
d) Tổ chức hoặc cho phép phát hành xuất bản phẩm nhưng không ban hành quyết định phát hành đối với từng xuất bản phẩm;
đ) Ký quyết định xuất bản không đúng thẩm quyền hoặc không được ủy quyền hợp pháp;
e) Không giao kết hợp đồng in xuất bản phẩm với cơ sở in đối với từng xuất bản phẩm;
g) Giao kết hợp đồng in xuất bản phẩm với cơ sở in không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
…
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, người không có chứng chỉ hành nghề biên tập nhưng đứng tên biên tập viên trên xuất bản phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 7.500.000 đồng.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?