Bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền khi sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi mà không được Sở Lao động đồng ý?
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại đâu có thẩm quyền đồng ý việc sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi?
- Phải có sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong tất cả các trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi đúng không?
- Bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền khi sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi mà không được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại đâu có thẩm quyền đồng ý việc sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc
Khi tuyển dụng, sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cơ quan sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân.
Theo đó, thẩm quyền đồng ý việc sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi thuộc:
- Trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã:
+ Đặt trụ sở chính;
+ Nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác.
- Trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền khi sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi mà không được Sở Lao động đồng ý? (Hình từ Internet)
Phải có sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong tất cả các trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi đúng không?
Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
...
2. Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.
3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trong tất cả các trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi thì đều phải có sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền khi sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi mà không được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì người sử dụng lao động có thể bị phạt lên đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức (Theo nguyên tắc tổ chức bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?