Bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng đối với những ai?

Cho tôi hỏi bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng đối với những ai? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm gì? Câu hỏi từ chị Thương (Phú Thọ).

Bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng đối với những ai?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Theo đó, Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH quy định bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ).

Bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng đối với những ai?

Bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng đối với những ai? (Hình từ Internet)

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động như sau:

Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động
1. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
a) Giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
b) Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
2. Liên đoàn lao động cấp huyện, cấp tỉnh
a) Chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
b) Giám sát cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

- Giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

- Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Người sử dụng người lao động có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng người lao động, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng người lao động
1. Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ.
2. Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.
3. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.
5. Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.

Theo đó, người sử dụng người lao động có các trách nhiệm nêu trên trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu số 01/PLV hợp đồng lao động giúp việc gia đình năm 2024 ra sao?
Lao động tiền lương
Tải mẫu hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2024 ở đâu?
Lao động tiền lương
Một số hợp đồng lao động đặc thù theo Bộ luật Lao động mới nhất hiện nay ra sao?
Lao động tiền lương
Nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động về mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Một hợp đồng được coi là hợp đồng lao động khi nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động có tên gọi khác hay không?
Lao động tiền lương
Thời hạn xác nhận việc đăng ký HĐLĐ trực tiếp giao kết với NSDLĐ nước ngoài là bao lâu?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động ký không đúng thẩm quyền thì hợp đồng bị vô hiệu từng phần hay toàn bộ?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết với NSDLĐ nước ngoài có những nội dung nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng lao động
606 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Tổng hợp quy định pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào