Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng

Số hiệu: 08/2020/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Văn Thanh
Ngày ban hành: 15/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ

Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

- Khi có căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Tố cáo, người tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ;

Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

- Trường hợp xét thấy đề nghị bảo vệ có căn cứ, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ theo quy định.

- Trường hợp đề nghị bảo vệ không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo quy định.

Xem chi tiết hướng dẫn tại Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 08/2020/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2020

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO LÀ NGƯỜI LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Người được bảo vệ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; người giải quyết tố cáo.

2. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người làm việc theo hợp đồng lao động là người lao động theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

2. Bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Tố cáo để bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Điều 4. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Tố cáo, người tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Tố cáo.

2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người tố cáo phải có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo và được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người giải quyết tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Việc phát hành, xử lý, lưu trữ văn bản phải đảm bảo giữ bí mật thông tin về việc bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Tố cáo.

Điều 5. Quyết định, thay đổi, bổ sung và chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Trường hợp xét thấy đề nghị bảo vệ có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Tố cáo, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp đề nghị bảo vệ không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Tố cáo, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ban hành thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Tố cáo; có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Tố cáo. Quyết định thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Tố cáo. Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trách nhiệm chung

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp trong việc xem xét, quyết định bảo vệ việc làm theo quy định tại Điều 51 Luật Tố cáo; thực hiện biện pháp bảo vệ việc làm kể từ ngày ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Tố cáo.

b) Bố trí phương tiện, kinh phí tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

c) Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

d) Xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về lao động đối với người được bảo vệ.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã

Áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm đối với người được bảo vệ làm giúp việc gia đình, làm việc tại cơ sở, tổ chức được cấp phép hoạt động hoặc thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp xã.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm đối với người được bảo vệ làm việc tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp phép hoạt động hoặc thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện.

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bảo vệ việc làm đối với người được bảo vệ.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm đối với người được bảo vệ làm việc tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác được cấp phép hoạt động hoặc thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh, ngành, Trung ương.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện bảo vệ việc làm đối với người được bảo vệ.

Điều 7. Trách nhiệm của người sử dụng người lao động

1. Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ.

2. Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.

3. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

4. Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.

5. Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động

1. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

a) Giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

b) Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp khác của người lao động tại cơ sở phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo cáo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc tổ chức đại diện hợp pháp cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

2. Liên đoàn lao động cấp huyện, cấp tỉnh

a) Chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

b) Giám sát cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ để cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH:
- Lưu: VT, PC, TTr.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

PHỤ LỤC

(Kèm theo Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu số 01

Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người tố cáo

Mẫu số 02

Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người giải quyết tố cáo

Mẫu số 03

Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

Mẫu số 04

Thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

Mẫu số 05

Quyết định thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

Mẫu số 06

Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

Mẫu số 01. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người tố cáo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

…(1)…, ngày ... tháng ... năm ...

Kính gửi: …………………..(2)……………………….

Họ và tên người đề nghị:……………………(3)…………….

Địa chỉ: ……………………………………………………

Số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu:

Đề nghị …………….(2)…………..áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm:

Họ và tên người cần được bảo vệ: .......……….; là ……….. (4)………..

Địa chỉ …………….……………. ………………….

Tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc: …… (5)….

Địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức …..………………………………………..

Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ: ……… (6)………

(gửi kèm tài liệu có liên quan)./.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (3)
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Địa danh.

(2) Cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm.

(3) Họ và tên của người tố cáo (là người đề nghị).

(4) Người cần được bảo vệ là người tố cáo hay vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.

(5) Ghi rõ tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc.

(6) Ghi cụ thể lý do cần được bảo vệ và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.

Mẫu số 02. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người giải quyết tố cáo

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …../CV-(3)...
V/v đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

…(4)…, ngày … tháng … năm …

Kính gửi: …………………..(5)……………………….

………….. (2) …………… đề nghị ……………….(5)………….áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm:

Họ và tên người cần được bảo vệ: ...............……….; là …… (6)……

Địa chỉ …………….…………….

Tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc: …… (7)…….

Địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức ……………………..…………

Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ: ………….. (8)………..

(gửi kèm tài liệu có liên quan)./.

Nơi nhận:
- ……(5);
- ……………;
- Lưu: VT.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

(4) Địa danh.

(5) Tên cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm.

(6) Người cần được bảo vệ là người tố cáo hay vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Nếu người cần được bảo vệ là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo thì ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người tố cáo.

(7) Ghi rõ tên cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người cần được bảo vệ làm việc.

(8) Ghi cụ thể lý do cần được bảo vệ và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.

Mẫu số 03. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …../QĐ-...(3)...

…(4)…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

..………………..(5)…………………

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động;

Căn cứ …………………………… (6)………………………………;

Theo đề nghị của ………………………………(7)………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm đối với ông/bà ……(8)…….;

địa chỉ ……..…………; làm việc tại…………(9)…………..

Nội dung bảo vệ ……. (10)…..; biện pháp bảo vệ ………… (11)………

Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp bảo vệ kể từ ngày ……………....… cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tố cáo.

Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ ……. (12)………

Điều 3. Các ông (bà) ….(8)….(12)…. và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ……………;
- Lưu: VT, hồ sơ.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(4) Địa danh.

(5) Chức danh của người ban hành quyết định.

(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(7) Người đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.

(8) Người được bảo vệ.

(9) Tên và địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người được bảo vệ làm việc.

(10) Ghi rõ nội dung bảo vệ.

(11) Ghi cụ thể biện pháp bảo vệ.

(12) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ và yêu cầu nội dung thực hiện.

Mẫu số 04. Thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …../TB-...(3)...

…(4)…, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

…………....(2)……….. đã nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của …….(5)…………………

Sau khi xem xét văn bản đề nghị, căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Tố cáo năm 2018, .……(2)…………. thấy rằng ………….(6)………., lý do ......... (7)..........

Vậy thông báo để ……………..(5)…………..biết./.

Nơi nhận:
- …….(5);
- ……………;
- Lưu: VT.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành thông báo.

(4) Địa danh.

(5) Họ và tên của người tố cáo hoặc cơ quan giải quyết tố cáo.

(6) Không có căn cứ hoặc không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm.

(7) Ghi cụ thể lý do.

Mẫu số 05. Quyết định thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …../QĐ-...(3)...

…(4)…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

..………………..(5)…………………

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động;

Căn cứ ……………………………(6)…………………………….;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-… ngày… tháng… năm… của… về việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm;

Theo đề nghị của ………………………………(7)………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm đối với ông/bà ………(8)........; địa chỉ ……..…………; làm việc tại………(9)………

Nội dung thay đổi, bổ sung ……. (10)……..; biện pháp bảo vệ ………… (11)………

Thời điểm thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ kể từ ngày ……………....… cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tố cáo.

Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ ……. (12)………

Điều 3. Các ông (bà) ….(8)….(12)…. và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ……………;
- Lưu: VT, hồ sơ.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(4) Địa danh.

(5) Chức danh của người ban hành quyết định.

(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(7) Người đề nghị thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

(8) Người được bảo vệ.

(9) Tên và địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người được bảo vệ làm việc.

(10) Ghi rõ nội dung thay đổi, bổ sung.

(11) Ghi cụ thể biện pháp bảo vệ.

(12) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ và yêu cầu thực hiện.

Mẫu số 06. Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …../QĐ-...(3)...

…(4)…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm

..………………..(5)…………………

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động;

Căn cứ ………………………..(6)……………………………………….;

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-… ngày… tháng… năm… của… về việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm; Quyết định số …/QĐ-… ngày… tháng… năm… của… về việc thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm (nếu có);

Theo đề nghị của ………………………………(7)……………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm đối với ông/bà ………(8)........; địa chỉ ……..…………; làm việc tại………(9)………

Lý do:……………….. (10)………………

Thời điểm chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ kể từ ngày ……………....…

Điều 3. Các ông (bà) ….(8)….(11)…. và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ……………;
- Lưu: VT, hồ sơ.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(4) Địa danh.

(5) Chức danh của người ban hành quyết định.

(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.

(7) Người đề nghị thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

(8) Người được bảo vệ.

(9) Tên và địa chỉ cơ quan/đơn vị/tổ chức nơi người được bảo vệ làm việc.

(10) Ghi rõ lý do chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm.

(11) Người giải quyết tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------------

No. 08/2020/TT-BLDTBXH

Hanoi, October 15, 2020

 

CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR PROTECTION OF EMPLOYMENT STATUS OF WHISTLEBLOWERS WORKING UNDER LABOR CONTRACTS

Pursuant to the Whistleblowing Law 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 31/2019/ND-CP dated April 10, 2019 on guidelines for implementation of the Whistleblowing Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

At the request of the Chief Inspector of Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for protection of employment status of whistleblowers working under labor contracts.

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

1. Protectees; alleged wrongdoers on the whistleblower’s report; persons who address wrongdoing.

2. Competent authorities that enforce protection of employment status of protectees (hereinafter referred to as enforcing authorities) and relevant agencies, organizations, and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, the following expressions have the following meanings assigned to them:

1. “labor contract-based employee” means an employee specified in labor legislation, including a labor contract-based employee in a regulatory agency or public sector entity.

2. “employment protection” means that the competent authority considers taking measures deemed necessary as prescribed in clause 2 Article 57 of the Whistleblowing Law to protect the protectee’s employment status.

Article 4. Request for enforcement of employment protection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The request for enforcement of employment protection filed by the whistleblower must contain the contents prescribed in clause 2 Article 50 of the Whistleblowing Law, using Form No. 01 of Appendix thereto.

3. The request for enforcement of employment protection filed by the person addressing wrongdoing is specified in Form No. 02 of Appendix thereto. The issuance, process and keeping of the request shall ensure confidentiality of protection as prescribed in clause 2 Article 49 of the Whistleblowing Law.

Article 5. Decision, modification and termination of protection measures

1. If the said request is found well-grounded as prescribed in clause 1 Article 51 of the Whistleblowing Law, the enforcing authority shall issue a decision on adoption of measure to protect employment status (hereinafter referred to as employment protection decision) as prescribed in Article 52 of the Whistleblowing Law. The employment protection decision is specified in Form No. 03 of Appendix thereto.

2. If the said request is found not grounded or not necessary as prescribed in clause 3 Article 51 of the Whistleblowing Law, the enforcing authority shall issue a notice of non-adoption of protection measure, using Form No. 04 of Appendix thereto.

3. The decision maker in clause 1 shall enforce the protection measure as prescribed in clause 2 Article 57 of the Whistleblowing Law; and may modify the protection measure as prescribed in clause 1 Article 54 of the Whistleblowing Law. The decision on modification to measure to protect employment status is specified in Form No. 05 of Appendix thereto.

4. The decision maker in clause 1 may issue a decision to terminate the employment protection decision as prescribed in clause 2 Article 54 of the Whistleblowing Law. The decision on termination of measure to protect employment status is specified in Form No. 06 of Appendix thereto.

Article 6. Responsibilities of the People’s Committees

a) Direct relevant entities to cooperate in considering the employment protection decision as prescribed in Article 51 of the Whistleblowing Law; adopt the protection measure since the effective date of the employment protection decision as prescribed in clause 4 Article 52 of the Whistleblowing Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Direct relevant entities to request the employer to abide by the employment protection measures as per the law.

d) Deal with entities who commit labor violations against the protectee.

2. People’s Committee of commune

Adopt employment protection measures in favor of protectees who are maids or those who are working in establishments licensed by the People’s Committee of commune.

3. People’s Committee of district

a) The People's Committee of district shall adopt employment protection measures in favor of protectees who are working at the head office, branch, representative office or affiliated entity located in that district of the agency or business entity licensed by the competent authority of district.

b) The Division of Labor, Ward Invalids and Social Affairs shall advise the People's Committee of district to enforce the employment protection measures in favor of the protectees.

4. People’s Committee of province

a) The People's Committee of district shall adopt employment protection measures in favor of protectees who are working at the head office, branch, representative office or affiliated entity located in that province of the agency or business entity licensed by the competent authority of the province, sector or central level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Responsibilities of employers

1. Do not place employment discrimination against the protectee.

2. Do not retaliate, slam or threaten to affect the protectee's employment, income and other legitimate interests from their job.

3. Promptly and fully comply with the employment protection measures in favor of the protectee at the request of the enforcing authority.

4. Report the enforcing authority on and notify the employee representative of the result of the employment protection measures.

5. The governing body of the enterprise, agency, or business entity; and the immediate employer of the protectee who is working at the branch, representative office or affiliated entity shall cooperate, provide information and relevant documents upon request of the competent authorities during the receipt, verification and adoption of the employment protection measures.

Article 8. Responsibilities of employee representatives

1. Grassroots employee representative

a) Supervise the employer in the compliance with employment protection measures at the request of the enforcing authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Confederation of Labor of district, province

a) Direct the executive board of grassroots trade union to supervise the employer in compliance with the employment protection measures.

b) Supervise the enforcing authority of the same level in taking charge and cooperating with relevant entities in adoption of the employment protection measures.

c) Cooperate with People’s Committee of the same level in requesting the employer to comply with the employment protection measures under the decision of competent authority.

Article 9. Responsibilities of relevant entities

Political, socio-political organizations and relevant agencies, organizations and individuals, within the scope of their duties and powers, have the responsibilities to coordinate with enforcing authorities in adopting employment protection, providing information and documents, and enforcing the employment protection.

Article 10. Entry in force

This Circular comes into force as of December 1, 2020.

Article 11. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Difficulties arising during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Van Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.051

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.53.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!