Bão số 8 vào đâu? Ứng phó cơn bão số 8 như thế nào? Ngừng việc do bão số 8 người lao động được nhận lương thế nào?
Bão số 8 vào đâu? Ứng phó cơn bão số 8 như thế nào?
Để chủ động ứng phó với bão Toraji (cơn bão số 8), sáng 12/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện 8491/CĐ-BNN-ĐĐ năm 2024 về ứng phó với bão số 8 gửi cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định.
>> Công điện 8491/CĐ-BNN-ĐĐ năm 2024: TẠI ĐÂY
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối ngày 11/11, bão TORAJI đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 08 trong năm 2024; Hồi 04 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10-15km/h.
* Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 8 (bão TORAJI), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: Từ Vĩ tuyến 15,5-21,5 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 114 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
- Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó diễn biến của bão.
- Trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Trên đây là thông tin "Bão số 8 vào đâu? Ứng phó cơn bão số 8 như thế nào?" theo Công điện 8491/CĐ-BNN-ĐĐ năm 2024.
Bão số 8 vào đâu? Ứng phó cơn bão số 8 như thế nào? Ngừng việc do bão số 8 người lao động được nhận lương thế nào? (Hình từ Internet)
Ngừng việc do bão số 8 người lao động được nhận lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được trả lương trong trường hợp phải ngừng việc nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn,... theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- Nếu ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì cơn bão số 8 TORAJI (lý do thiên tai) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Hỗ trợ chi phí làm nhà, sửa chữa nhà ở cho người lao động sau bão với mức tối thiểu bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
...
Theo đó, hỗ trợ chi phí làm nhà ở, sữa chữa nhà ở cho người lao động sau bão như sau:
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do bão mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
- Người lao động thuộc hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do bão được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do bão mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Theo đó, mức hỗ trợ chi phí làm nhà, sửa chữa nhà ở cho người lao động sau bão tối thiểu có thể là 20 triệu hoặc 30 triệu hoặc 40 triệu/hộ tùy thuộc vào từng đối tượng lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?