Bão số 3 đổ bộ vào đất liền chưa? NLĐ nghỉ việc do bão số 3 (Siêu bão YAGI) có nhận lương không?
Bão số 3 đổ bộ vào đất liền chưa?
Theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, Bão số 3 hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi của Philippines, mạnh lên thành bão vào đêm 1/9, đi vào Biển Đông sáng 3/9, trở thành siêu bão trong sáng 5/9. Đây là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến hiện tại và là Top 3 siêu bão đạt cấp 16 trở lên khi hoạt động trên biển Đông.
Bão số 3 (Yagi) đã bắt đầu đổ bộ vào đất liền. Theo thông tin cập nhật, vào khoảng 11 giờ 30 ngày 7/9, bão đã đổ bộ vào huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, với cường độ cấp 13 và giật cấp 16. Bão dự kiến sẽ tiếp tục di chuyển vào đất liền và gây mưa lớn, gió mạnh ở nhiều khu vực.
Với Thủ đô Hà Nội, tác động của bão số 3 sẽ chậm hơn, từ 15 giờ đến 16 giờ trở đi, khu vực này bắt đầu có gió mạnh cấp 6-7, khả năng có gió giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong hôm nay, bão vẫn di chuyển theo hướng tây tây bắc vào Thái Bình. Đến 16 giờ chiều nay, bão trên đất liền phía Đông Bắc Bộ với cường độ mạnh cấp 11, giật cấp 13. Sau đó càn quét qua khu vực Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ rồi tan dần trong đêm nay và sáng mai.
Trên đất liền từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm nay, phía Tây Bắc Bộ từ tối nay đến đêm 8/9.
Bão số 3 đổ bộ vào đất liền chưa? NLĐ nghỉ việc do bão số 3 (Siêu bão YAGI) có nhận lương không?
Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo cho người lao động nghỉ làm để ứng phó với bão?
Căn cứ theo Mục 2 Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024 có đề cập nội dung như sau:
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:
...
3). Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
b) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:
1). Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
2). Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.
3). Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
c) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:
1). Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
2). Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
3). Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
4). Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
...
Như vậy, tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão số 3 YAGI tại địa phương mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão sẽ có những thông báo hướng dẫn về việc kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
Người lao động nghỉ việc do bão số 3 (bão YAGI) có nhận lương không?
Tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo quy định trên, người lao động phải ngừng việc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được trả lương theo quy định.
Như vậy người lao động phải nghỉ việc ngừng việc do bão số 3 (bão YAGI) thì vẫn được công ty trả lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?