Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên là gì? Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên có tiêu chuẩn và nhiệm vụ như thế nào?
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT) có quy định Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên là:
- Nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên;
- Chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán;
- Giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT.
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên là gì? Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên có tiêu chuẩn và nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên có tiêu chuẩn và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 9 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT) có quy định về tiêu chuẩn và nhiệm vụ của báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên như sau:
(1) Báo cáo viên BDTX phải có những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt;
- Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;
- Có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp; có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên;
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển tài liệu, học liệu để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
(2) Trách nhiệm của báo cáo viên BDTX:
Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan chủ quản, cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX, theo chế độ thỉnh giảng hoặc hợp đồng lao động.
Giáo viên được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT) có quy định về việc đánh giá và xếp loại BDTX như thế nào:
Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
...
3. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
a) Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý
Như vậy, giáo viên được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi:
- Thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học
- Hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
Quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX ra sao?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT có quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX như sau:
(1) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX gồm:
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
(2) Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ BDTX phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là cơ sở giáo dục được quy định tại (1)
- Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
- Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
- Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý; có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;
(3) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Ngày 4 tháng 2 là ngày gì? Kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?