Báo cáo Quốc hội về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội phải hoàn thành vào tháng mấy?
- Xây dựng Báo cáo Quốc hội việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội phải hoàn thành vào tháng mấy?
- Khi cải cách tiền lương CBCCVC và LLVT thì bảng lương mới và mức lương cơ sở hiện nay sẽ ra sao?
- Khi bãi bỏ lương cơ sở thì mức lương cơ bản là bao nhiêu?
Xây dựng Báo cáo Quốc hội việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội phải hoàn thành vào tháng mấy?
Bảo đảm việc xây dựng và triển khai đúng tiến độ, chất lượng các văn bản quy định cụ thể về chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội là một trong những mục tiêu được đề ra tại Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội (sau đây gọi là Kế hoạch) ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024.
Theo khoản 6 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để thực hiện các nội dung sau đây:
- Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội; Thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc.
- Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng theo kết quả thực thi nhiệm vụ.
- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và vấn đề phát sinh để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trong quá trình thực hiện các nội dung cải cách chính sách tiền lương.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo quy định tại điểm đ mục 6.2 Nghị quyết 142/2024/QH15.
Như vậy, Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Theo đó, tại Bảng phân công nhiệm vụ tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, thời gian hoàn thành việc xây dựng báo cáo Quốc hội của Bộ Nội vụ được quy định là vào tháng 4 năm 2025.
Báo cáo Quốc hội về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội phải hoàn thành vào tháng mấy?
Khi cải cách tiền lương CBCCVC và LLVT thì bảng lương mới và mức lương cơ sở hiện nay sẽ ra sao?
Theo điểm b khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm;
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định khi cải cách tiền lương bảng lương mới sẽ xây dựng trên cơ sở bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương và xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Như vậy khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ không áp dụng mức lương cơ sở mà thay bằng mức lương cơ bản với số tiền cụ thể.
Khi bãi bỏ lương cơ sở thì mức lương cơ bản là bao nhiêu?
Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Theo đó khi cải cách tiền lương bỏ mức lương cơ sở thì lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.
Ngoài ra, các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương và tiền thưởng chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?