Bảng lương trợ giúp viên pháp lý có sự biến động vào năm 2023?
Viên chức trợ giúp viên pháp lý yêu cầu phải có bằng cấp gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức trợ giúp viên pháp lý, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Có bằng cử nhân luật trở lên;
2. Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;
3. Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó viên chức trợ giúp viên pháp lý yêu cầu phải có bằng cử nhân luật trở lên.
Bảng lương trợ giúp viên pháp lý có sự biến động vào năm 2023? (Hình từ Internet)
Trợ giúp viên pháp lý có được nhận tiền, lợi ích vật chất từ người được trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về các hành vi trợ giúp viên pháp lý bị nghiêm cấm thực hiện, cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
...
Theo đó nghiêm cấm trợ giúp viên pháp lý nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Bảng lương trợ giúp viên pháp lý có sự biến động vào năm 2023?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về cách xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý, cụ thể như sau:
Cách xếp lương
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);
b) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);
c) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
...
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý trong năm 2023 như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương:
- Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);
- Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);
- Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng 3 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Như vậy bảng lương của chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý trong năm 2023 là:
* Bảng lương trợ giúp viên pháp lý hạng 1:
Hệ số lương | Mức lương đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
6.2 | 9.238.000 | 11.160.000 |
6.56 | 9.774.400 | 11.808.000 |
6.92 | 10.310.000 | 12.456.000 |
7.28 | 10.847.000 | 13.104.000 |
7.64 | 11.383.600 | 13.752.000 |
8.0 | 11.920.000 | 14.400.000 |
* Bảng lương trợ giúp viên pháp lý hạng 2:
Hệ số lương | Mức lương đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
4.4 | 6.556.000 | 7.920.000 |
4.74 | 7.062.600 | 8.532.000 |
5.08 | 7.569.200 | 9.144.000 |
5.42 | 8.075.800 | 9.756.000 |
5.76 | 8.582.400 | 10.368.000 |
6.1 | 9.089.000 | 10.980.000 |
6.44 | 9.595.600 | 11.592.000 |
6.78 | 10.102.200 | 12.204.000 |
* Bảng lương trợ giúp viên pháp lý hạng 3:
Hệ số lương | Mức lương đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
2.34 | 3.486.600 | 4.212.000 |
2.67 | 3.978.300 | 4.806.000 |
3.0 | 4.470.000 | 5.400.000 |
3.33 | 4.961.700 | 5.994.000 |
3.66 | 5.453.400 | 6.588.000 |
3.99 | 5.945.100 | 7.182.000 |
4.32 | 6.436.800 | 7.776.000 |
4.65 | 6.928.500 | 8.370.000 |
4.98 | 7.420.200 | 8.964.000 |
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, dẫn đến lương của chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý cũng tăng theo.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?