Lương giáo viên mầm non mới 2024 tăng lên bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
Lương mới cho giáo viên mầm non có được thực hiện theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương không?
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ.
Trong báo cáo, liên quan đến lĩnh vực tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên mầm non được hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi như:
+ Phụ cấp ưu đãi nhà giáo;
+ Phụ cấp thâm niên nghề (dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội).
Nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng:
+ Phụ cấp thu hút; phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%);
+ Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn;
+ Trợ cấp (lần đầu; tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch;
+ Một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu;
+ Thanh toán tiền tàu xe;
+ Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ); phụ cấp lưu động;
+ Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo, mặc dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác, nhưng đời sống của giáo viên Mầm non, Tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết 75/2022/QH15, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
Như vậy, chế độ tiền lương mới, bảng lương mới của giáo viên mầm non, tiểu học có thể được điều chỉnh theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương.
Bảng lương giáo viên mầm non mới 2024 tăng lên bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
Lương giáo viên mầm non mới 2024 tăng lên bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
Theo nội dung cải cách được đề ra trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm:
Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Đồng thời, khi cải cách tiền lương cũng sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Với 2 bảng lương bao gồm:
+ 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
+ 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Theo đó trường hợp giáo viên mầm non là viên chức sẽ được áp dụng đối với bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Về thời điểm thực hiện cải cách tiền lương thì tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ nếu không có gì thay đổi, thời điểm cả nước có thể thực hiện chính sách tiền lương mới là từ 1/7/2024
Theo đó, nếu không có gì thay đổi thì từ 01/7/2024 sẽ bắt đầu tiến hành cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Như vậy, trong giai đoạn này có thể sẽ tiến hành xây dựng bảng lương mới công chức, viên chức nói chung và lương giáo viên mần non nói riêng sẽ có nhiều thay đổi.
Việc tăng lương giáo viên mần non lên bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội cũng như đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên cần đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng như đã đề ra theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương nói chung và lương công chức viên chức nói riêng như sau:
- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.
- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.
- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?