Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban chấp hành công đoàn do ai bầu ra?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
...
Theo đó, ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp như sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
- Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
- Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
- Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 12 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp
...
4. Thường trực Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) công đoàn các cấp gồm chủ tịch và các phó chủ tịch, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, kết luận, chương trình công tác của Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành; giải quyết công việc thường xuyên của công đoàn cùng cấp; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các hội nghị Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Chủ tịch là người đứng đầu ban chấp hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch (Tổng Liên đoàn), ban thường vụ, ban chấp hành, là người đại diện theo pháp luật của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
5. Chủ tịch công đoàn cấp cơ sở có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở. Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục bầu cử, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
6. Bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Khi khuyết Thường trực Đoàn Chủ tịch thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn bầu bổ sung trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch; khuyết ủy viên Đoàn Chủ tịch thì bầu bổ sung trong số ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
b. Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban thường vụ; khuyết ủy viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban chấp hành theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần thiết, do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
c. Nơi không có ban thường vụ, khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch, bầu bổ sung trong số các ủy viên ban chấp hành.
7. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và ban thường vụ công đoàn các cấp họp định kỳ 2 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp có thẩm quyền bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?