Bác sĩ y khoa cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa?
Bác sĩ y khoa cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định về khung nội dung, thời gian thực hành khám chữa bệnh như sau:
Khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh dựa trên cơ sở chuẩn năng lực của bác sỹ đa khoa đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 05 năm 2015; các kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo tại các trường chuyên ngành y cho bác sỹ đa khoa, bác sỹ y khoa và dựa trên phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sỹ đa khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT.
2. Tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:
a) Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;
c) Thời gian thực hành chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;
d) Thời gian thực hành chuyên khoa Nhi: 4 tháng;
đ) Thời gian thực hành một số kỹ thuật của chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.
3. Trong quá trình thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết). Thời gian tập huấn này được tính vào tổng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, tổng thời gian thực hành để bác sĩ y khoa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa là 18 tháng, trong đó thời gian thực hành theo từng chuyên khoa là:
- Thời gian thực hành chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;
- Đối với chuyên khoa Ngoại là 03 tháng;
- Đối với chuyên khoa Sản phụ khoa là 03 tháng;
- Đối với chuyên khoa Nhi là 04 tháng;
- Đối với một số kỹ thuật của các chuyên khoa khác là 03 tháng;
Trong thời gian thực hành kỹ thuật chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tổng thời lượng là 20 buổi (mỗi buổi 4 tiết) và thời gian tập huấn này được tính vào thời gian thực hành khám chữa bệnh.
Bác sĩ y khoa cần thời gian thực hành bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa?
Thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa sẽ không áp dụng đối với đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định về phạm vi điều chỉnh, phạm vi và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh, phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nội dung, tổ chức việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa và trách nhiệm thực hiện.
2. Thông tư này không áp dụng đối với bác sỹ (răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng, bác sỹ chuyên khoa khác hoặc người có văn bằng tốt nghiệp cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế), y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên. Việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh của các chức danh này để cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện tại Thông tư khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.
Theo đó, thời gian thực hành sẽ không áp dụng đối với bác sĩ răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng, bác sỹ chuyên khoa khác hoặc người có văn bằng tốt nghiệp cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung.
Phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ đa khoa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-BYT quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ như sau:
Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ
1. Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn.
...
Theo đó, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ đa khoa là:
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo quy định pháp luật;
- Sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá phạm vi chuyên môn.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?