Bác sĩ quân y có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác không?
Bác sĩ quân y có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác không?
Theo Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
a) Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);
b) Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);
c) Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa);
d) Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);
đ) Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị;
e) Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Theo đó có thể hiểu bác sĩ quân y bác sĩ là bác sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hành nghề tại khám bệnh, chữa bệnh tại tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngoài ra Điều 5 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định thì người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Dẫn chiếu Điều 39 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Quyền hành nghề
1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.
Vậy bác sĩ quân y được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Bác sĩ quân y có được hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở khác không? (Hình từ Internet)
Bác sĩ quân y được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh phải có thời gian thực hành bao lâu?
Theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định:
Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
4. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
5. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
6. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
7. Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
8. Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều này, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Theo đó, bác sĩ quân y trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề cần phải qua thời gian thực hành khám chữa bệnh 12 tháng.
Bác sĩ quân y có quyền gì khi sự cố y khoa sảy ra?
Theo Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Theo đó khi sự cố y khoa sảy ra bác sĩ quân y sẽ được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định. Ngoài ra bác sĩ quân y có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?