Ảnh hưởng của mở rộng quan hệ tiền lương khi không còn lương cơ sở 2.34 triệu từ sau năm 2026 ra sao?

Khi không còn lương cơ sở 2.34 triệu từ sau năm 2026 thì ảnh hưởng của mở rộng quan hệ tiền lương sẽ như thế nào?

Ảnh hưởng của mở rộng quan hệ tiền lương khi không còn lương cơ sở 2.34 triệu từ sau năm 2026 ra sao?

Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.

Căn cứ tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Yếu tố để cải cách tiền lương, xây dựng 05 bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là:

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

- ...

Như vậy, lương cơ sở áp dụng đến năm 2026 hiện mới chỉ dừng ở chủ trương của Bộ Chính trị, cần xem xét thêm nhiều yếu tố về tính khả thi, về sự phù hợp hoặc sau khi thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được.

Nếu không có gì thay đổi và tình hình phù hợp thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công.

Trong trường hợp được thông qua thì sẽ xây dựng 5 bảng lương theo tinh thần Nghị quyết 27, theo đó sẽ không còn lương cơ sở mà sẽ thay bằng số tiền lương cơ bản cụ thể. Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được mở rộng quan hệ tiền lương, đây là căn cứ dùng để xác định mức tiền cụ thể trong bảng lương mới, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

Lưu ý: trong khoảng thời gian chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có được tiếp tục điều chỉnh tăng hay không còn phụ thuộc vào việc Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Xem toàn bộ bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức theo mức lương cơ sở mới: Tại đây

Ảnh hưởng của mở rộng quan hệ tiền lương khi không còn lương cơ sở 2.34 triệu từ sau năm 2026 ra sao?

Ảnh hưởng của mở rộng quan hệ tiền lương khi không còn lương cơ sở 2.34 triệu từ sau năm 2026 ra sao? (Hình từ Internet)

Quan điểm chỉ đạo về thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 thế nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, quan điểm chỉ đạo về thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:

- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.

- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; bên cạnh đó có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

- Đối với khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

- Đối với khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính sách tiền lương đối với khu vực công đến năm 2030 sẽ như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
2. Mục tiêu
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
...
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
...

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2030 tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
Lao động tiền lương
Đã chính thức bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng chưa?
Lao động tiền lương
Tại sao điều chỉnh tiền lương CBCCVC và LLVT theo lương cơ sở mới sau năm 2026 phải đảm bảo tỷ lệ 70-30-10 trong cơ cấu thu nhập?
Lao động tiền lương
Giảm tiền lương của cán bộ công chức viên chức trong 2 năm tới khi bãi bỏ lương cơ sở 2024 trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương chính thức của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo mức lương cơ sở mới phải thay đổi nếu cải cách tiền lương vì lý do gì?
Lao động tiền lương
Thống nhất áp dụng bảng lương mới theo lương cơ sở đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT đến năm 2026 theo kế hoạch Bộ Chính trị đề ra, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Dừng điều chỉnh lương cơ sở sau đợt sau tăng 30% cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang để tiến hành cải cách tiền lương hoàn toàn đúng không?
Lao động tiền lương
Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
Lao động tiền lương
Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
Lao động tiền lương
Quyết định không tăng giảm lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng trong năm 2025 chính thức phải dựa trên 03 yếu tố nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương cơ sở
324 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương cơ sở

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về Lương cơ sở 2024 Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào