Ai được cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW?
Ai được cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã chỉ rõ các đối tượng được áp dụng cải cách tiền lương trong thời gian tới là:
Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Người lao động trong doanh nghiệp
+ Về mức lương tối thiểu vùng
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).
- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.
+ Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ai được cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương?
Chính phủ sẽ trình Quốc hội việc thực hiện cải cách tiền lương từ khi nào?
Thời điểm thực hiện cải cách tiền lương có thể áp dụng là từ 01/07/2024. Đây là một trong những nội dung mà Chủ tịch Quốc hội đã đề cập trong phiên bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 diễn ra ngày 19/09/2023 vừa qua.
Vừa qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.
Trong báo cáo, Bộ trưởng Nội vụ cũng cho biết việc thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 kể từ 01/7/2024
Đồng thời trong thời gian tới, cần tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, tiền lương và phúc lợi cho cán bộ, công chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/trinh-trung-uong-quoc-hoi-thuc-hien-cai-cach-tong-the-chinh-sach-tien-luong-theo-nghi-quyet-so-27-nq-tw-ke-tu-01-7-2024-119231003145541996.htm
Cơ cấu tiền lương mới của công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thiết kế ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 lương quân đội sẽ được xây dựng dựa trên thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương).
Và bổ sung thêm tiền thưởng chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Bên cạnh đó, bảng lương mới sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?