Ai có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm?
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
Như vậy, thẩm quyền ban hành quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm:
- Đối với trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập: Do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.
- Đối với trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập: Do người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập.
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm? (Hình từ Internet)
Trung tâm dịch vụ việc làm bắt buộc phải có người làm việc là viên chức đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập, tổ chức lại và giải thể
1. Điều kiện thành lập
a) Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
d) Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
e) Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, để đáp ứng về điều kiện thành lập thì trung tâm dịch vụ việc làm bắt buộc phải có người làm việc là viên chức.
Lưu ý: Phải có ít nhất 15 người làm việc là viên chức.
Sau khi thành lập, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Hoạt động tư vấn, gồm:
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
6. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
7. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Như vậy, sau khi thành lập, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ cần thực hiện 8 nhiệm vụ sau:
- Hoạt động tư vấn.
- Giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
- Phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định Luật Việc làm 2013.
- Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?