Ai có quyền quyết định miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam?
Quyền quyết định miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam thuộc về ai?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Như vậy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền quyết định miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Ai có quyền quyết định miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Khi nào Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Miễn nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Như vậy, khi thuộc các trường hợp sau đây Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ bị miễn nhiệm:
- Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
- Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ miễn nhiệm, cách chức
1. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Căn cứ vào kết quả họp xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ vào kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị đối với cá nhân được đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị miễn nhiệm, cách chức có dán ảnh thẻ cỡ 4 cm x 6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản gốc giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
e) Bản sao quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
g) Bản sao quyết định kỷ luật, quyết định nghỉ hưu, quyết định chuyển công tác (nếu có);
h) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn;
i) Không lập hồ sơ miễn nhiệm đối với các trường hợp đương nhiên miễn nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đối với Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
- Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị miễn nhiệm Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị đối với cá nhân được đề nghị miễn nhiệm;
- Danh sách cán bộ được đề nghị miễn nhiệm Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị miễn nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4 cm x 6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
- Bản gốc giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản sao quyết định kỷ luật, quyết định nghỉ hưu, quyết định chuyển công tác (nếu có);
- Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn;
- Không lập hồ sơ miễn nhiệm đối với các trường hợp đương nhiên miễn nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư này.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?