14 tháng 3 là ngày Valentine gì? Người lao động có được thưởng vào ngày này không?
14 tháng 3 là ngày Valentine gì?
Ngày 14/3 là Ngày Valentine Trắng, có nguồn gốc từ Nhật Bản và được tổ chức một tháng sau Ngày Valentine truyền thống vào ngày 14/2.
Truyền thống Valentine Trắng bắt nguồn từ câu chuyện của một cặp đôi tại Nhật Bản. Trong câu chuyện này, một chàng trai bán kẹo dẻo đã tự tay làm một hộp kẹo lớn để đáp lại tình cảm của cô gái, người đã tỏ tình với anh vào ngày Valentine truyền thống 14/2 trước đó. Món quà đặc biệt này đã tạo nên trải nghiệm đầy ý nghĩa, giúp cả hai đối tác cảm nhận được tình cảm chân thành từ đối phương.
Dựa theo câu chuyện về nguồn gốc ngày Valentine Trắng, có thể nói đây là “ngày đáp trả” dành cho Valentine 14/2. Sự kiện này hướng đến những ai muốn đáp lại tình cảm của những người đã dành cho mình vào lễ tình nhân đỏ. Hoặc cũng là dịp để các chàng trai bày tỏ nỗi lòng của mình đến người kia.
Chính vì lẽ đó mà tại Nhật Bản, lễ tình nhân đỏ dành cho các bạn nữ muốn bày tỏ tình cảm. Còn lễ tình nhân trắng lại được dành riêng cho các chàng trai.
Theo các số liệu ghi nhận được, nếu các chàng trai thường dành tặng socola trắng, kẹo marshmallow, hoa hồng trắng,… thì điều đó tương đương với việc họ đồng ý tình cảm của bạn. Còn nếu họ đáp lại bằng những món đồ màu đen thì đó là một lời từ chối của đối phương.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
14 tháng 3 là ngày valentine gì? Người lao động có được thưởng vào ngày này không?
Người lao động có được thưởng vào ngày 14 tháng 3 không?
Căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng vào những dịp lễ cho người lao động. Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với năng suất làm việc của người lao động mà người sử dụng lao động quyết định có thưởng hay không, do đó mức thưởng cũng phụ thuộc vào điều này trừ trường hợp 2 bên có thoả thuận khác.
Thực tế vào ngày 14 tháng 3 sẽ không có nhiều công ty thưởng cho nhân viên, tuy nhiên cũng có một số đơn vị sẽ có những phúc lợi, hoạt động văn hóa khác (phụ thuộc vào nội quy, văn hóa công ty)
Người lao động khi làm thêm giờ vào các ngày nghỉ lễ theo quy định thì sẽ được tính lương như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?