07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động?
07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai, cụ thể như sau:
Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, người sử dụng lao động phải công khai với người lao động 07 nội dung sau đây:
(1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
(2) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
(3) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
(4) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
(5) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
(6) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
(7) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
07 nội dung bắt buộc người sử dụng lao động phải công khai với người lao động? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động phải công khai những nội dung bắt buộc theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
..
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Theo đó, những nội dung bắt buộc phải công khai mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:
- Niêm yết công khai tại nơi làm việc.
- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động.
- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động.
- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ.
- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, cụ thể như sau:
Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Theo đó quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc:
- Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?