07 khoảng thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên của CBCCVC là gì?
07 khoảng thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên của CBCCVC là gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
...
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).
- Thời gian cán bộ công chức viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- Thời gian thử thách đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.
- Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Theo quy định trên, 07 khoảng thời gian mà CBCCVC không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên bao gồm:
1- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
2- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
3- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
4- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).
5- Thời gian cán bộ công chức viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
6- Thời gian thử thách đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.
7- Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
Như vậy, khi CBCCVC rơi vào một trong 07 trường hợp trên thì khoảng thời gian đó sẽ không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu CBCCVC có tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên dưới 11 ngày làm việc, không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương, thì sẽ không bị tính thành thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Trường hợp CBCCVC có tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên từ 11 ngày làm việc trong tháng trở lên thì thì sẽ tính tròn thành 01 tháng không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
07 khoảng thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên của CBCCVC là gì?
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên của CBCCVC là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
...
Dựa theo quy định trên, chế độ nâng bậc lương thường xuyên là quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) chưa đạt bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp, và các chức danh chuyên môn trong ngành Tòa án, ngành Kiểm sát.
CBCCVC sẽ được xét nâng bậc lương thường xuyên khi đáp ứng đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc chức danh và đạt tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV.
Đối tượng nào được áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên?
Như đã đề cập bên trên, đối tượng được áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên là những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, bao gồm:
- Cán bộ công chức viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
+ Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);
+ Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (văn bản hết hiệu lực, được thay thế bởi Nghị định 33/2023/NĐ-CP);
- Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
- Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP (văn bản hết hiệu lực, được thay thế bởi Nghị định 126/2024/NĐ-CP) và Quyết định 68/2010/QĐ-TTg (văn bản hết hiệu lực, được thay thế bởi Nghị định 126/2024/NĐ-CP).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?