04 nhóm vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất là gì?
04 nhóm vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, quy định về phân loại vị trí việc làm như sau:
Phân loại vị trí việc làm
1. Phân loại theo khối lượng công việc
a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận.
b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận.
c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
2. Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
b) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.
c) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).
d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
Theo đó, vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành 4 nhóm, gồm: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
04 nhóm vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất là gì?
Thẩm định đề án vị trí việc làm cần hồ sơ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 106/2020/NĐ-CP có quy định hồ sơ thẩm định đề án như sau:
Hồ sơ và thời hạn thẩm định Đề án vị trí việc làm
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng đề án vị trí việc làm (nếu có).
2. Nội dung Đề án vị trí việc làm gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề án vị trí việc làm;
b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp;
c) Xác định vị trí việc làm, trong đó có: Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực, chức danh nghề nghiệp của từng vị trí việc làm;
d) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Như vậy, khi thẩm định đề án vị trí việc làm cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị như sau:
- Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm;
- Đề án vị trí việc làm;
- Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
- Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng đề án vị trí việc làm (nếu có).
Bên cạnh đó, đề án vị trí việc làm được thông qua thì đề án này cần đảm bảo đầy đủ và chính xác các nội dung theo quy định pháp luật.
Lương theo vị trí việc làm 2024 của công chức viên chức theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương sẽ thay đổi như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định tiền lương được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động và có cơ cấu tiền lương gồm:
Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương).
Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Việc cải cách tiền lương là cán bộ, công chức, viên chức sẽ tạo ra các bảng lương theo vị trí việc làm 2024 như sau:
Bảng lương chức vụ: bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương này được xây dựng theo nguyên tắc: Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ: bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Bảng lương này xây dựng theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Ngoài sắp xếp bảng lương theo vị trí việc làm, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương cũng áp dụng với phụ cấp. Trong đó:
Tiếp tục áp dụng các loại phụ cấp: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù dành cho quân đội, công an, cơ yếu.
Gộp một số loại phụ cấp: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề; phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn…
Bỏ một số loại phụ cấp: Thâm niên nghề trừ quân đội, công an, cơ yếu; chức vụ lãnh đạo; công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; công vụ; độc hại, nguy hiểm…
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?