03 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP mới nhất là gì?

Cho tôi hỏi là có những trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm đối với công chức lãnh đạo theo quy định mới nhất là gì? Câu hỏi của Anh P.P (Hải Dương).

03 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP mới nhất là gì?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, 03 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm gồm:

- Trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì không nhất thiết phải bảo đảm tiêu chuẩn đã kinh qua vị trí chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ở vị trí cấp dưới trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bổ nhiệm.

- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm chức vụ, chức danh khác thì không nhất thiết phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh tương đương hoặc kiêm nhiệm.

- Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định này nhưng không phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định của chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.

03 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP mới nhất là gì?

03 trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP mới nhất là gì?

Tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật đối với công chức lãnh đạo mới nhất là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật đối với các chức danh công chức lãnh đạo gồm:

- Có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; có tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi; không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

- Có trách nhiệm cao với công việc.

- Có tinh thần đoàn kết, gương mẫu; có khả năng sử dụng, trọng dụng người có tài năng, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức, người lao động.

- Tích cực đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lối sống cơ hội, bè phái, lợi ích nhóm.

- Tuân thủ và thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, kỷ luật, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác; báo cáo đầy đủ, trung thực với cấp trên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, khách quan khi có yêu cầu; thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.

Quy trình miễn nhiệm công chức lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
...

Theo đó, quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo được thực hiện như sau:

- Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2024.

Công chức lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
05 tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của công chức lãnh đạo là gì?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển thì phải còn thời gian công tác ít nhất bao lâu?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào công chức lãnh đạo luân chuyển được xem xét nâng lương trước thời hạn?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo sau khi từ chức nếu có nguyện vọng công tác thì có được bố trí không?
Lao động tiền lương
Khi nào công chức lãnh đạo luân chuyển được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển có được bố trí nhà ở công vụ không?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải tự kiểm điểm về quá trình công tác khi hết thời gian luân chuyển không?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo không có đơn từ chức thì có được bố trí vị trí công tác khác không?
Lao động tiền lương
Sau khi từ chức nếu tiếp tục công tác thì công chức lãnh đạo được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức lãnh đạo sau khi từ chức mà tự nguyện xin nghỉ hưu thì có được giải quyết không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức lãnh đạo
889 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức lãnh đạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức lãnh đạo

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào