01 bảng lương chức vụ từ 01/7/2024 sẽ không còn phân biệt mức lương chức vụ đối với cùng chức danh lãnh đạo đúng không?
01 bảng lương chức vụ từ 01/7/2024 sẽ không còn phân biệt mức lương chức vụ đối với cùng chức danh lãnh đạo đúng không?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội quyết nghị cả nước sẽ tiến hành thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 1/7/2024.
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, trong đó đối tượng cán bộ công chức viên chức sẽ được xây dựng 01 bảng lương mới cho CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo với nguyên tắc như sau:
- 01 bảng lương: chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương, trong đó:
Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi từ 1/7/2024 sẽ tiến hành thực hiện cải cách tiền lương. Khi xây dựng bảng lương chức vụ cho cán bộ công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cần đảm bảo xây dựng theo nội dung cải cách đã đề ra theo Nghị quyết 27.
Trong đó, sẽ không còn phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo đơn vị hành chính đang được áp dụng hiện nay mà thay vào đó là sẽ có quy định mới về chế độ phụ cấp được phân loại theo đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh thay
Hiện nay chưa có văn bản chính thức về bảng lương vị trí việc làm khi cải cách tiền lương cũng như các văn bản liên quan về mức tăng lương của từng đối tượng. Tuy nhiên, bảng lương mới vẫn sẽ đảm bảo được đúng tinh thần của Nghị quyết 27 để lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
01 bảng lương chức vụ từ 01/7/2024 sẽ không còn phân biệt mức lương chức vụ đối với cùng chức danh lãnh đạo đúng không?
Mức lương cơ sở hiện nay để tính lương cho CBCCVC là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, từ ngày 01/7/2023 trở đi mức lương cơ sở là 1.8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cơ sở hiện nay được dùng làm căn cứ để tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.
Những khoản phụ cấp nào sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 bị bãi bỏ?
Theo quy định tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định bãi bỏ các loại phụ cấp như sau:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?