Các quy định về việc giao nhận bản án, quyết định của Toà án và cơ quan thi hành án? Trong trường hợp nào cơ quan thi hành án dân sự trả lại bản án, quyết định cho tòa án?
Các quy định về việc giao nhận bản án, quyết định của Toà án và cơ quan thi hành án? Trong trường hợp nào cơ quan thi hành án dân sự trả lại bản án, quyết định cho tòa án?
Gia đình tôi có làm hợp đồng vay mượn, bên vay có thế chấp (cầm cố) cho gia đình tôi sổ đỏ nhà và đất thanh long, có ra công chứng. Tới hạn trả nợ bên vay không thanh toán, nên nhà tôi có kiện ra Tòa án, bản án xử nhà tôi thắng kiện và được cơ quan thi hành án kê biên tài sản bán đấu giá để thi hành án (tài sản bán được ít hơn khoản phải thi hành án cho gia đình tôi). Trước khi giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá một ngày, việc cưỡng chế giao tài sản bị hoãn vì phía Công an không chịu tham gia bảo vệ cưỡng chế với lí do hợp đồng vay mượn chưa đăng ký qua Sở Tài nguyên môi trường nên tiền bán tài sản đảm bảo cho việc thi hành án không ưu tiên trả hết cho gia đình tôi và bắt phải chia đều cho những người chủ nợ khác mới chịu tham gia. Cơ quan THADS đã giải thích với bên Công an do bản án của Tòa án đã tuyên bán tài sản này để trả nợ cho nhà tôi và THA làm thủ tục kê biên bán đấu giá trả nợ cho gia đình tôi nên không thể đem chia cho những người khác (những người đã có đơn nộp THA trước nhà tôi nhưng cơ quan THA trả lại đơn với lý do không có tài sản để THA). Cho tôi hỏi: 1. Hợp đồng vay mượn có thế chấp sổ đỏ ra công chứng và bản án đã tuyên bán tài sản trả nợ cho gia đình tôi thì gia đình tôi có được ưu tiên thi hành án với số tiền bán đấu giá tài sản hay không? 2.Công an bắt THA cũng như nhà tôi phải chia đều bán đấu giá mới chịu tham gia cưỡng chế đúng hay sai? 3. Gia đình chúng tôi phải làm gì khi công an không chịu hợp tác trong việc bảo vệ cưỡng chế để THA giao tài sản cho bên trúng đấu giá?
Nếu gia đình chúng tôi muốn gởi đơn khiếu nại về việc thi hành hành án dân sự thành phố không thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật, vì có sự can thiệp quá sâu của UBND Quận cũng như UBND thành phố,nên bản án dân sự trong vụ đòi nhà nhà cho ở nhờ, từ năm 2004 cho đến nay vẫn không được thi hành. Thì chúng tôi phải liên hệ đến những cấp nào có thẩm quyền cao hơn có liên quan để khiếu nại vụ việc như đã nêu, và địa chỉ để chúng tôi liên hệ, để được giải quyết. Xin chân thành cảm ơn!
Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Hiện nay tôi đang công tác tại một cơ quan thi hành án dân sự, công việc của tôi là quản lý kho vật chứng và làm báo cáo thống kê. Với công việc đó, xin hỏi tôi được hưởng phụ cấp độc hại không, về công tác báo cáo thống kê có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không? Nếu có thì tôi phải làm thủ tục gì và căn cứ vào quy định nào của pháp luật.Trân trọng cám ơn!
Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án được quy định như thế nào?
Quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Các trường hợp nào được miễn giảm phí thi hành án dân sự?
Công ty tôi khởi kiện Tập đoàn Đ được Tòa án nhân dân huyện H ra Quyết định số 03/2014/QĐST-KDTM ngày 18/8/2014 công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về công nợ mà Tập đoàn Đ còn phải trả được chia đều 24 tháng. Tuy nhiên do Tập đoàn Đ chây ì không chịu trả 02 tháng 8 và 9 năm 2014 buộc chúng tôi phải có đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 15/10/2014 Chi cục THA dân sự huyện H đã ra Quyết định thi hành án số 07/QĐ-CCTHA. Từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án (15 ngày) đến hơn 2 tháng nhưng Tập đoàn Đ vẫn không chịu trả tháng 8 và 9/2014 mà chỉ trả các tháng sau đó. Tuy nhiên cơ quan thi hành án vẫn yêu cầu chúng tôi phải nộp phí THA 3% của 1 trong các tháng đã trả mà không thấy Tập đoàn Đ thực hiện theo quyết định của cơ quan thi hành án. Vậy phí thì vẫn phải nộp nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Theo chúng tôi, sự việc đã đưa ra cơ quan thi hành án thì phí thi hành án do người phải thi hành án nộp vì họ không chịu thi hành án và thời gian buộc chúng tôi phải nộp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo nộp phí có từ quy định nào?
Chi trả phí thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Hướng dẫn mức phí thi hành án dân sự như thế nào?
Tôi là cháu của ông Trần Nhứt Nghệ là bị đơn. Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt. Tại bản án dân sự phúc thẩm 196/2006/DSPT ngày 07/06/2006 thì ông Trần Nhứt Nghệ thua kiện phải giao cho bà Nguyệt 2.600m2 đất nông nghiệp và bà Nguyệt hỗ trợ cho ông Nghệ 12.100.00đ số cây nhãn và bưởi. Ông Nghệ khiếu nại bản án. Ngày 26/12/2006, biên bản cưỡng chế của cơ quan thi hành án buộc ông Nghệ giao đất cho bà Nguyệt và bà Nguyệt nộp cho cơ quan thi hành án 12.100.000đ (ông Nghệ không nhận tiền). Ngày 10/03/2010, Quyết định giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm 196/2006/DSPT. Nay tôi muốn khiếu nại về việc thi hành án ngày 26/12/2006 và bồi thường thiệt hại cây trái trên đất thì khiếu nại ở đâu? Chân thành cám ơn.
Bố tôi bị đánh thương tích 81% đã được Tòa án nhân dân tối cao xét xử sau hai lần kháng cáo trước đó. Trong bản án ghi rõ bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bố tôi là 74 triệu đồng và bị cáo phải chịu 14 năm tù giam tính từ thời điểm tháng 5 năm 2005. Thế nhưng đã gần 10 năm mà gia đình tôi vẫn chưa được bồi thường. Đã nhiều lần gia đình tôi làm đơn gửi đi cơ quan thi hành án của huyện nhưng không được phản hồi. Gần đây gia đình tôi lại tiếp tục làm đơn vì nghe tin bị cáo sắp được ra tù trước thời hạn. Khi gặp cán bộ thi hành án thì gia đình tôi nhận được câu trả lời là đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án. Vậy, gia đình tôi nên làm thế nào để lấy lại công bằng cho bố tôi (hiện nay đã bị thương tật liệt hai chân)? Nếu bị cáo được mãn hạn tù thì phải có trách nhiệm bồi thường như bản án nữa hay không, mong được giải đáp?
Tòa án tuyên: Nguyễn Văn A phải nộp án phí hình sự là 200.000 đồng, tuyên trả cho Nguyễn Văn A 01 chiếc xe Honda. Vậy cơ quan thi hành án khi ra quyết định thi hành án chủ động phải ra mấy quyết định, bởi vì có nơi ra 2 quyết định A phải nộp tiền và được nhận lại xe, có nơi chỉ ra một quyết định chung cho cả hai nội dung.
Hiện nay pháp luật về thi hành án dân sự đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn về quyền của Thẩm tra viên trong việc ban hành văn bản. Cụ thể là Thẩm tra viên có quyền ký tên, đóng dấu cơ quan Thi hành án một số trường hợp như: Giấy mời, biên bản xác minh giải quyết khiếu nại, ký sao tài liệu, hồ sơ giải quyết khiếu nại hay không? Khi gặp các trường hợp như nêu trên thì giải quyết như thế nào?
Vào năm 2005, gia đình tôi được Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình giải quyết về quyền chia thừa kế tài sản của ông, bà. Đội Thi hành án dân sự (nay là Chi cục Thi hành án dân sự) huyện Hưng Hà đã thi hành án giao đất thừa kế cho gia đình tôi theo Bản án của Toà án, có sự chứng kiến của Uỷ ban nhân dân xã Thái Hưng. Do không hiểu biết nhiều về pháp luật, Chấp hành viên giải quyết vụ việc không hướng dẫn và không cấp giấy tờ có liên quan để gia đình tôi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên chúng tôi nghĩ mọi việc đã xong. Đến nay, khi gia đình tôi xin cấp quyền sử dụng đất thì cán bộ địa chính xã Thái Hưng yêu cầu phải có biên bản giao tài sản của Đội Thi hành án dân sự, khi tôi đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hưng Hà để xin biên bản thì được trả lời là không tìm thấy. Vậy cho tôi hỏi làm sao tôi có thể lấy được giấy tờ tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hưng Hà? Tôi có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Hưng Hà hay không?
Năm 1995 giữa chú tôi và ông T đã xảy ra xô xát, cha tôi can ngăn thì bị ông T vu khống là 2 anh em cùng nhau đánh ông. Đến năm 1998 Tòa án huyện xử án thì không có mặt của cha và chú tôi. Sau khi có bản án thì đội thi hành án đã đến địa phương nơi cha tôi mới chuyển đến (nơi ở cũ và nơi ở mới cùng trong 1 tỉnh) để thi hành án với số tiền cha tôi là 1.570.000đ, chú tôi 1.770.000đ, cha tôi thấy mình không có lỗi nên không nộp, chú tôi cũng không nộp. Năm 1999 cha tôi mới vào làm việc ở huyện thì đội thi hành án đã vào cơ quan làm việc lần nữa nhưng cha tôi đi công tác ở gần đó chưa về kịp. Khi về, cha tôi tìm đến gặp ông đội trưởng đội thi hành án để bày tỏ sự việc thì ông bảo cha tôi phải nộp tiền án phí là 98.000đ để Tòa án không gọi nữa, còn khoản đền bù kia khỏi phải nộp vì 5 năm rồi nên đã hết hiệu lực. Cha tôi đã nộp tiền án phí. Mãi cho đến 11/7/2012 Chi cục Thi hành án dân sự lại đến đưa quyết định về việc khôi phục thời hiệu thi hành án buộc cha và gia đình chú tôi phải nộp khoản tiền trên thì cha tôi không nộp vì nghĩ chú tôi là người có liên quan trực tiếp đến vụ xô xát nhưng đã bị tai nạn chết năm 2010, và cũng đã hết thời hiệu thi hành án. Vậy tôi xin hỏi: Nếu lấy lý do từ năm 1999 trở về trước, cha và chú tôi không chấp hành bản án để đến bây giờ ông T yêu cầu khôi phục lại thời hiệu thi hành án là đúng hay sai? Vì sao? Và còn lí do nào khác có thể khôi phục lại thời hiệu thi hành án không?
Tôi cho ông A vay số tiền là 300.000.000đ, TAND huyện đã thụ lý hồ sơ và yêu cầu ông A thanh toán cho tôi số tiền gốc và lãi. Tôi đã gửi đơn sang thi hành án nhờ thi hành bản án. Khi đó CCTHA có gọi từng bên đến để lập biên bản: ông A chỉ xin trả mỗi tháng 30.000.000 đồng đến khi hết nợ. Phía tôi, do tôi có xác định được số tài sản và điều kiện THA của ông A nên tôi không đồng ý và chỉ cho thanh toán chậm 2 tháng, đến tháng thứ 3 thì trả lại toàn bộ số tiền gốc và lãi cho tôi. (Bên CCTHA cũng đã đi xác minh số tài sản của ông A và thông báo kết quả). Tuy nhiên từ đó đến nay đã 3 tháng ông A mới chỉ thanh toán cho tôi đúng 60.000.000đồng, còn lại không thanh toán cho tôi theo như tôi yêu cầu. Vậy, xin quý cơ quan tư vấn giúp: 1. Tôi có quyền gửi đơn lên cấp cao hơn để nhờ THA hay không (do tôi biết ông A có mối quan hệ rất rộng nên đó cũng là nguyên nhân làm việc THA chậm chạp) và tôi có thể gửi đơn tới cơ quan nào? 2. Tôi xin hỏi trong mức phí THA, có phải sẽ bao gồm 2 loại: phí thi hành án và phí xác minh tài sản không? và hai loại đó thu sẽ có biên lai hay giấy tờ gì chứng minh (vì THA đã thu của tôi số tiền là 8.000.000 cho tổng số tiền thu được là 60.000.000đồng nhưng chưa có biên lai gì cả). 3. Tôi có quyền yêu cầu THA kê biên tài sản của ông A để trả cho tôi không, thời gian kéo dài như vậy thì rất khó cho tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan đã trợ giúp!
Tôi có gửi đơn yêu cầu thi hành án dân sự. Sau khi Tòa án tuyên án bên bị đơn phải bồi thường thiệt hại toàn bộ khoản chi phí mai táng chồng tôi là 100 triệu nhưng đến nay bên bị đơn chưa bồi thường và tôi có gửi đơn yêu cầu thi hành án nhưng gia đình người bị đơn cũng rất khó khăn với lại tôi cũng mất đi người chồng. Vậy bị đơn dù như thế nào cùng phải bồi thường cho tôi theo bản án của tòa đúng không?
Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng. Nhưng Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa nói rõ trường hợp người phải thi hành án dùng tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động vay tín chấp tại Ngân hàng thì việc khấu trừ thực hiện như thế nào. Vậy xin Bộ Tư pháp giải thích thêm về vấn đề trên để các cơ quan thi hành án địa phương tham khảo trong quá trình thực hiện việc khấu trừ để thi hành án.