Tra cứu hỏi đáp thế chấp tài sản

Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản 18:03 | 30/08/2016
​​Thế chấp tài sản là gì và những trường hợp nào được chấm dứt thế chấp tài sản?
Hỏi đáp pháp luật Hậu quả pháp lý của hợp đồng vay thế chấp tài sản không qua công chứng 18:03 | 30/08/2016
Cách đây 1 năm, tôi có nhu cầu tài chính nên đã vay tiền tại Ngân hàng do anh họ tôi làm Giám đốc. Tài sản thế chấp là sổ đỏ của gia đình do bố mẹ tôi ủy quyền. Anh họ tôi có đặt vấn đề cần vay giúp anh thêm một số tiền 500 triệu. Tôi đã đồng ý và làm hợp đồng riêng để vay giúp anh tôi khoản tiền trên. Trong quá trình phía Ngân hàng đi làm thủ tục công chứng sổ đỏ là tài sản thế chấp, do sổ đỏ của gia đình tôi thiếu một số giấy tờ kèm theo nên không thể làm thủ tục công chứng được. Tuy nhiên bản thân tôi lại không biết điều này, vì anh họ tôi không cho biết mà vẫn ký hợp đồng cho tôi vay và nhận tiền (hiện tôi vẫn còn giữ giấy tờ nhận tiền của anh tôi).Sau đó, phía cán bộ tín dụng ngân hàng có thông tin cho bố mẹ tôi biết việc không thực hiện công chứng sổ đỏ được, nên yêu cầu anh rể tôi trả lại sổ đỏ cho gia đình và sớm trả ngay khoản vay 500 triệu nói trên. Anh rể tôi đã mượn lại sổ đỏ để trả cho bố mẹ tôi, tuy nhiên khoản vay trên vẫn không trả cho ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, do làm ăn thua lỗ cũng như có một số sai phạm trong công tác quản lý tín dụng, anh rể tôi đã bị cất chức và hiện không có khả năng trả khoản nợ nói trên. Sau đó, tôi được phía Ngân hàng thông báo hiện các khoản vay của tôi (gồm cả khoản vay giúp anh họ tôi) chưa có tài sản đảm bảo. Tôi xin tư vấn giúp nội dung sau: 1. Hợp đồng tín dụng đã ký giữa tôi và ngân hàng, tuy nhiên tài sản thế chấp không qua công chứng có hợp pháp hay không? 2. Trong trường hợp anh tôi không có khả năng trả nợ (tôi ký hợp đồng, anh tôi vay lại), và tôi cũng không có khả năng với khản vay của anh tôi. Thì hướng xử lý như thế nào? Liệu tài sản thế chấp chưa qua công chứng, sổ đỏ trả lại gia đình tôi rồi thì có bị thu hồi cho Ngân hàng hay không? 3. Trách nhiệm của các bênnhư thế nào? (gồm trách nhiệm Ngân hàng, trách nhiệm Giám đốc ngân hàng, trách nhiệm của tôi là bên vay?) xin trân trọng cám ơn sự tư vấn của quý vị. Gửi bởi: Khánh
Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai 18:03 | 30/08/2016
Kính gửi luật sư, Tình huống gồm: cty A muốn vay ngân hàng để thi công đường tỉnh lộ theo hợp đồng BT mà cty ký với sở giao thông vận tải. tài sản thế chấp là giá trị con đường sau khi thi công. Vậy giá trị con đường này đem thế chấp ngân hàng có đúng không vì theo tôi hiểu con đường trên thực tế là tài sản của nhà nước chứ không thuộc quyền sở hữu của cty A, tôi rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản của hộ gia đình thực hiện như thế nào? 18:03 | 30/08/2016
Trước đây, tôi và gia đình tôi dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình để vay vốn thế chấp tại Ngân hàng, lúc này chỉ có 2 vợ chồng tôi ký tên vay vốn. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, gia đình tôi tiếp tục lấy Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất này để vay, nhưng Ngân hàng yêu cầu lúc này phải có tất cả các thành viên trong gia đình ký vào hợp đồng vay, vì các con của gia đình tôi đã đủ năng lực hành vi dân sự. Cho tôi hỏi, Ngân hàng làm việc này có đúng quy định pháp luật hay không?
Hỏi đáp pháp luật Tình huống thế chấp tài sản 18:03 | 30/08/2016

Tình huống sau đây giải quyết như thế nào:? A thế chấp cho B tài sản X, sau đó A lại đem đi cầm cố cho C.hai giao dịch bảo đảm này lại không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.Sau khi nhận cầm cố, C đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hỏi Xử lý tài sản này ra sao nếu A mất khả năng thanh toán?

Hỏi đáp pháp luật Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho con khi mẹ đứng ra bảo hộ và thế chấp tài sản 18:03 | 30/08/2016

Vợ chồng A có 3 con, 2 con đã trưởng thành và 1 con 16 tuổi. Vợ chồng A có tài sản chung là 1 xe ô tô và 2 căn nhà. chồng A chết không để lại di chúc. A thuyết phục 2 người con đã trưởng thành lập văn bản từ chối nhận di sản. Sau đó, A đứng tên toàn bộ khối di sản. Vì còn 1 người con chưa trưởng thành nên A là đại diện theo pháp luật của người con này. Sau đó, A đem toàn bộ tài sản thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài cá nhân mà không lo lắng cho các con. Nay A mất khả năng trả nợ, ngân hàng kiện yêu cầu phát mãi tài sản. Xin Luật sư cho hỏi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người con chưa trưởng thành kia? Vì người con chưa trưởng thành nên không thể đứng đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung được. Mặc khác, A là người đại diện theo pháp luật của người con này nên không thể tự mình đại diện con mình mà đứng ra kiện chính bản thân mình để yêu cầu chia? Xin Luật sư tư vấn hướng giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người con chưa thành niên nêu trên. Xin chân thành cám ơn!

Hỏi đáp pháp luật Xin hỏi luật sư về thế chấp tài sản của gia đình 18:03 | 30/08/2016
Thưa Luật sư Thùy Vân Tôi năm nay 28 tuổi (đã thành lập gia đình và ở riêng được 1 năm), em tôi 21 tuổi đang là sinh viên. Năm 2008 Ba mẹ tôi thế chấp căn nhà do ông bà mua vào năm 2005 nhưng đăng ký sở hữu là "Hộ gia đình", khi thế chấp vay vốn tại ngân hàng thì 2 anh em tôi không biết mà chỉ Ba và mẹ tôi thế chấp thôi a; việc kinh doanh của ông thua lỗ (ông kinh doanh Chứng khoán và 1 phần do cá độ hay đánh bài bạc gì đó nhưng khi hồ sơ vay vốn thì ông bảo là sửa chữa nhà); Nay sau nhiều lần không trả được nợ đúng hạn nên ngân hàng đang thông báo yêu cầu phát mãi tài sản để thu nợ nhưng 2 anh em tôi không đồng ý, và chúng tôi nghĩ hợp đồng thế chấp ngôi nhà này chưa được sự đồng ý của tôi và em tôi vì mặc dù không góp tiền trực tiếp vào mua nhà như cũng có công sức của 2 anh em trong việc phụ giúp ba mẹ sản xuất (Mẹ tôi bán hàng và Ba tôi làm thợ cữa sắt tại nhà). Vậy bây giờ tôi Phải làm sao để không phải giao nhà thưa luật Sư? trong trường hợp này do Ba Mẹ tôi thế chấp sai? do Ngân hàng sai? hay cơ quan công chứng sai ạ? Tôi đang cần được tư vấn. Xin cảm ơn LS.
Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản chung của hộ gia đình 09:12 | 30/08/2016
Tôi đang làm hồ sơ thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng nhưng ngân hàng lại yêu cầu có xác nhận của các thành viên trong gia đình vì trên sổ đỏ ghi tên Hộ gia đình. Xin hỏi luật sư, ngân hàng yêu cầu như vậy có đúng không? Đất này là do tôi tự mua, khi làm lại sổ đỏ thì Ủy ban ghi trên đó là Hộ gia đình.
Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản gắn liền với đất 11:13 | 26/08/2016

Mong các Luật sư tư vấn giúp. Tại Ngân hàng chúng tôi có nhận tài sản đảm bảo là công trình trên đất (Do đất thuê của nhà nước nhưng trả tiền hàng năm nên theo quy định chúng tôi không nhận đất này làm tài sản đảm bảo cho khách hàng vay tiền). Hiện nay doanh nghiệp muốn rút QSD đất này ra để đăng ký thêm những sở hữu công trình khác còn nằm trên đất.Tuy nhiên phía quy định ngân hàng không thể cho khách hàng rút QSD đất này được khi chưa tất toán vì ảnh hưởng đến tính khả mại của tài sản đang thế chấp (công trình trên đất). Theo tôi được biết trong các quy định của pháp luật có quy định về vấn đề này. Rất mong được Luật sư tư vấn làm cơ sở trả lời khách hàng về việc không được rút GCN QSD đất khi trên đất đang có công trình thế chấp là hợp lý? Trân trọng cám ơn!

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào