Trong gia đình tôi thực hiện việc phân chia di sản (gồm có cả di sản và đất ở) theo từng chi trong dòng tộc. Nhìn chung việc phân chia các bên đều thống nhất cao, tuy có một vài ý kiến nêu ra là nên đưa ra công chứng bằng văn bản để tránh những tranh chấp sau này. Trường hợp người được hưởng thừa kế di sản lại tặng cho người thừa kế khác như vậy có được pháp luật cho phép không? Nay xin luật sư nêu và phân tích cụ thể các quy định của pháp luật về vấn đề này. Xin cảm ơn!
Ông Đặng và bà Thu có 5 người con chung là Hải, khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh 2 người con là Dương và Lâm đều đã thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh mất ở nga năm 2006. Năm 2008 ông Đặng chết. Năm 2009 bà Thu chết. Bốn tháng sau khi bà Thu chết, các con và con dâu của ông và bà gồm: Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng hợp mặt thỏa thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc chia thừa kế của ông bà. Qua điều tra được biết qua quá trình chung sống, Anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng, Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thu trị giá 440 triệu đồng. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc. Hỏi Theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Mỗi người nhận bao nhiêu?
Ba mẹ tôi nay đều đã qua đời, không để lại di chúc. 5 anh em chúng tôi dự định chia thừa kế tài sản của ba mẹ tôi để lại, nhưng trong việc này có nhiều quan điểm bất đồng. Do đó, chúng tôi có thể nhờ người có uy tín đứng ra chia thừa kế hay không? Cách thức phân chia như thế nào?
Tôi có con với một người đàn ông đã có gia đình (năm nay cháu đã 8 tuổi rồi). Vì không muốn phá vỡ hạnh phúc gia đình anh nên tôi đã quyết định ra đi. Một thời gian sau tôi nghe tin anh mất trong một vụ tai nạn nên mẹ con tôi đã tìm tới nhà và thắp hương cho anh. Vì muốn cho con biết bố của nó là ai, đồng thời tôi muốn con trai cũng phải được hưởng một phần di sản thừa kế giống như các con riêng của anh ấy. Liệu con tôi có được hưởng di sản của anh ấy để lại không?
Mẹ tôi được ông bà ngoại giao cho quản lý di sản của mình là nhà, đất từ năm 1982. Sau đó, năm 1985 và năm 1987 ông bà tôi lần lượt qua đời mà không để lại di chúc. Tôi nghe nói: Nếu người quản lý tài sản 30 năm trở lên (không có sự tranh chấp) thì được công nhận chủ sở hữu? Nếu các bác và dì tôi (bên ngoại) khởi kiện chia thừa kế, thì Tòa án có giải quyết như thế nào? Trường hợp nào mẹ tôi được sở hữu nhà đất đó?
Ba mẹ tôi lấy nhau năm 1993, và sinh được 2 đứa con: tôi (20t) và em trai (12t). Năm 1994, ông bà nội tôi cho cha mẹ tôi 5,2 hecta đất nuôi trồng thủy sản để canh tác (Nhưng không có đưa giấy tờ, không sang tên). Đến năm 2004, ông bà nội tôi quyết định cắt đất, sang tên 5,2 hecta đất đó cho Cha, Mẹ tôi (Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Cha tôi đứng tên, Mẹ tôi thừa kế). Tháng 7/2012, Cha tôi đột ngột qua đời, không để lại di chúc. Tháng 12/2012, Mẹ tôi xin ý kiến gia đình bên nội sang tên miếng đất đó cho Mẹ tôi đứng tên và được sự đồng ý. Nhưng khoảng tháng 3/2013, bên nội tôi không muốn cho Mẹ tôi đứng tên nữa, và đòi cắt 1,5 hecta ra đưa lại cho bên nội tôi, và đổ lỗi Mẹ tôi sang tên đất từ Cha tôi đứng tên thành Mẹ tôi đứng tên mà không hỏi ý kiến. Hỏi: - Gia đình bên nội tôi làm đúng hay sai? - Tại thời điểm này, Mẹ tôi đã đứng tên rồi thì có còn chia di sản thừa kế nữa hay không ? Bên nội tôi có được lấy 1,5 hecta đất không? Xin cảm ơn!
Xin hỏi: Ông A sinh năm 1930, chết năm 1994 để lại tài sản 16020m2 đất (không để lại di chúc). Đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, nhưng vợ con ông yêu cầu UBND xã làm văn bản phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này di sản đã thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Vậy có làm văn bản phân chia di sản không?
Bố mẹ tôi có tài tài sản chung là hơn 1 hecta đất nông nghiệp và một ngôi nhà. Bố tôi đã mất vào tháng 3 năm 2013 và không để lại di chúc. Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi là con ruột và một người con nuôi. Người con nuôi này đã bỏ nhà đi từ lâu, không có liên lạc và bị Tòa án tuyên bố mất tích. Người con nuôi này còn có vợ và hai người con. Việc phân chia di sản thừa kế của bố tôi sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông ngoại tôi có bốn người con, mẹ tôi là con thứ ba. Ông ngoại mất và không để lại di chúc nên tài sản của ông để lại được chia làm bốn phần bằng nhau. Nhưng đang trong tiến trình phân chia di sản thì mẹ tôi mất. Hai dì và cậu cho rằng mẹ tôi mất rồi nên tài sản của ông sẽ được chia lại chỉ gồm ba phần thôi. Việc hai dì và cậu tôi quyết định như thế có đúng pháp luật không?
Ông A có vợ và 5 người con, ông A chết không để lại di chúc. Di sản để lại là một phần đất nông nghiệp 50.000 m2, ông A là người đứng tên trên GCN QSDĐ. Tất cả người thừa kế hàng thứ nhất của ông A (vợ, các con ruột) đến UBND xã yêu cầu chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản thống nhất để lại toàn bộ quyền sử dụng đất phần đất nêu trên cho anh B (con cả). Trong quá trình niêm yết văn bản trong 30 ngày trước khi chứng thực, UBND xã nhận được đơn yêu cầu của tập thể 10 chủ nợ của anh C (con út) yêu cầu không chứng thực văn bản trên với lý do hiện anh C thiếu nợ họ số tiền 500 triệu đồng và không có khả năng trả nợ, việc anh C từ chối không nhận phần di sản trên là trốn tránh trách nhiệm trả nợ. UBND xã đã cử cán bộ xác minh, việc anh C thiếu nợ số tiền trên và hiện nay anh C không có khả năng trả là đúng sự thật. Do đó UBND xã đã từ chối chứng thực văn bản phân chia di sản trên căn cứ vào khoản 1 điều 642 Luật dân sự 2005. Vậy việc t ừ chối chứng thực văn bản phân chia di sản của UBND xã có đúng pháp luật hay không?
Chào luật sư, Ba tôi mất năm 2011, gia đình gồm mẹ tôi và 7 anh chị em.Năm 2014, gia đình chúng tôi ra phòng công chứng, làm giấy tờ khai nhận di sản thừa kế để chuyển quyền sử dụng đất từ cha tôi sang cho mẹ, nhưng sau đó phát sinh một số vấn đề như sau: Ba tôi mất không để lại di chúc. Gia đình chúng tôi họp lại với nhau, đồng ý thỏa thuận phân chia di sản theo luật định, trong đó: 2 người đồng ý nhận di sản; 1 người nói không nhận di sản, không tranh chấp nhưng kí tên chuyển quyền thì không kí, 4 người còn lại đồng ý chuyển di sản thừa kế của họ qua cho mẹ tôi. Thêm một vấn đề nữa, ông bà tôi cho ba mẹ tôi đất này, nhưng từ xưa đến giờ ba tôi đều khai là đất hộ gia đình nên xuất hiện các đồng sở hữu khác là 3 người cháu ngoại và 2 con dâu. Gia đình chúng tôi đã họp lại với nhau và đã đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản giữa các đồng sở hữu cũng như các đồng thừa kế thứ nhất như luật pháp quy định NHƯNG có 1 người chị gái (người chị này không đứng cùng hộ khẩu, không là đồng sở hữu tài sản, chỉ là hàng thừa kế thứ nhất) nói rằng chị ấy không nhận di sản thừa kế nhưng gọi chị ấy về kí tên không nhận di sản và chuyển quyền qua cho mẹ tôi đứng tên thì chị ấy không về kí. Vậy gia đình chúng tôi phải làm sao khi tất cả đồng ý chia di sản thừa kế như luật pháp quy định và đồng ý chia cho chị ấy phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật nhưng chị ấy nói chị ấy nói không nhận, không ký gì hết? Câu 2. Trên phần đất này có nhà thờ do mẹ tôi và các chị bỏ tiền ra xây dụng nên,ngôi nhà này chưa được đăng ký quyền sở hữu dưới tên của cha tôi. Nay, mẹ tôi muốn đăng ký đứng tên sở hữu ngôi nhà này, vậy có hợp pháp hay không? Nếu có thì phải đăng kí như thế nào? Nếu không thì phải làm sao? Xin chân thành cám ơn và mong sớm nhận được hồi âm.
Gia đình tôi có một mảnh đất ở quê mang tên ông nội tôi, nhưng ông tôi đã mất năm 2004, bà nội tôi cũng đã mất năm 2010 và không để lại di chúc; Xin luật sư cho tôi hỏi những ai được thừa kế mảnh đất trên? (Ông bà tôi sinh được 5 người con, hiện tại thì bố tôi đã mất và sinh được 2 anh em tôi, bác cả tôi cũng đã mất và cũng sinh được 2 người con) Nếu toàn bộ những người được hưởng thừa kế không muốn nhận mà nhường lại cho tôi thì phải làm những thủ tục gì?