Tôi làm việc ở một đơn vị sự nghiệp công lập từ 1-1-2013 đến nay. Hợp đồng lao động cứ mỗi năm ký lại một lần. Xin hỏi luật sư, loại hợp đồng lao động này có được nâng lương thường xuyên không?
Ông Tâm làm việc tại Phòng Văn hoá - Thông tin (Phú Yên) theo hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 15/11/2011, hưởng lương viên chức loại A1, bậc lương 1/9, hệ số lương 2,34. Đến tháng 12/2015, ông Tâm đã có thời gian công tác và đóng BHXH là 50 tháng. Ông Tâm hỏi, trường hợp ông có được nâng lương thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không?
Hỏi về việc đóng BHXH cá nhân: cho em hỏi là em đang có làm hợp đồng thuê 2 người làm việc lâu dài, nhưng em không phải công ty thì vấn đề BHXH có được đính kèm trong hợp đồng không? và có bắt buộc hay không?
Tôi muốn nhờ LS tư vấn cho tôi như sau: Theo thông tư 121 BTC/2012 thì Thành viên BKS không thể là kế toán. TV BKS công ty tôi là kế toán nên đã chọn làm BKS và thôi làm kế toán. Tuy nhiên, HĐLĐ chỉ có ký là làm kế toán. Vậy tôi sẽ phải xử lý NLĐ này như thế nào và dựa trên điều luật nào? 1. Điều 17 LLĐ thì nói khi thay đổi cơ cấu, phải đào tại lại NLĐ. Tuy nhiên trong điều 11 nghị định 39 lại ghi rõ các điều kiện khi thay đổi cơ cấu và ko có muc thay đổi thông tư chính sách 2. Khoản c điều 38 LLĐ thì nói rằng có thể sa thải khi có những điều khác theo quy định của pháp luật. Theo điều 12 nghị định 44 NĐCP thì có nêu rõ quy đinh khác của PL là khi có chính sách thay đổi từ cấp tỉnh trở lên. Vậy tôi phải áp dụng điều nào?
Em trai tôi đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc làm được 2 năm công việc rất tốt. Vì vợ chồng xa nhau lên em trai tôi muốn em dâu sang đó làm cùng nhưng không tìm được cách sang. Nếu mà sang em trai tôi có thể tìm việc làm được ơ bên Hàn Quốc cho em dâu tôi. Cuối cùng có một công ty môi giới đã đảm bảo cho em dâu tôi sang và nói sang bằng con đường du lịch rồi trốn đi đến chỗ chồng để cùng làm việc. Thế là do trình độ hiểu biết của em tôi hạn chế lên đã tin lời công ty đó và đi nộp tiền cho công ty đó là 200 triệu vnd. Nhưng khi vừa bay đến Hàn Quốc thì bị bắt tại sân bay và bị trúc xuất về nước.( có thể bị bắt do mang nhiều đồ từ việt nam sang vì tâm lý mua ở việt nam rẻ hơn, hoặc có thể do người công ty cố tình báo) Vậy tôi xin hỏi luật sư có phải em tôi bị lừa mất 200 triệu hay không và công ty kia có thể khép tội lừa đảo hay không? Nếu kiện em tôi có thể lấy lại được tiền không? (Nếu đúng bị lừa tôi xin nhờ các luật sư giúp đỡ và hậu tạ xin chân thành cảm ơn!)
Ông Ma Văn Giỏi công tác tại Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Ngày 11/6/2014, ông bị ngã trên đường đi làm, được đưa đến bệnh viện, bác sĩ kết luận ông Giỏi bị chấn thương phần mềm và cho ra viện.
Trường hợp của ông Giỏi đã được Tổ trưởng báo cáo lên Xí nghiệp nhưng không nhận được ý kiến về việc lập biên bản hiện trường. Khi ông Giỏi đi khám lại thì được chẩn đoán rạn đầu xương cánh tay, được nghỉ làm 2 tuần hưởng BHXH. Ngày 24/6/2014, ông đến khám tại bệnh viện, và được kết luận ông bị dập tủy đầu xương trên cánh tay phải, dập điểm bám gân cơ trên và dưới vai phải. Quá trình điều trị thuốc không có tiến triển nên ngày 31/3/2015, bệnh viện yêu cầu ông nhập viện để phẫu thuật.
Từ khi ông Giỏi bị tai nạn đến nay, Xí nghiệp không hướng dẫn ông làm thủ tục hưởng chế độ tai nạn và cũng chưa thanh toán tiền nghỉ hưởng BHXH từ năm 2014.
Ông Giỏi đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, trường hợp của ông có được coi là tai nạn lao động không? Nếu là tai nạn lao động thì ông cần những giấy tờ gì để hưởng chế độ? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp này như thế nào? Xí nghiệp không chi trả tiền nghỉ ốm từ năm 2014 cho ông có đúng không? Việc Xí nghiệp trả lời do vụ việc từ năm trước nên đến năm nay không giải quyết có đúng quy định không?
Trong khi đang trực ca đêm ở bệnh viện thì chị tôi có đi ra ngoài vệ sinh. Vừa ra khởi nhà vệ sinh chị tôi có nghe thông báo về một ca cấp cứu cần chị ấy có mặt ngay lập tức. Do vội vàng và sàn nhà trơn nên chị ấy bị trượt ngã, đầu đập vào thành ghế gần đó nên bị chấn thương sọ não. Vậy xin hỏi luật sư, trường hợp tai nạn của chị tôi có phải là tai nạn lao động hay không? Có được hưởng chế độ không?
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Nguyệt (Quảng Trị), trên đường về nhà sau giờ làm việc, bà Nguyệt nhận được điện thoại đề nghị quay trở lại Công ty để tắt điện phòng làm việc và khi quay lại Công ty, bà Nguyệt đã bị tai nạn giao thông. Cơ quan công an đã lập biên bản tại hiện trường, xác nhận bà Nguyệt không vi phạm pháp luật về giao thông. Sau thời gian điều trị, Hội đồng Giám định y khoa tỉnh Quảng Trị đã thực hiện giám định tỷ lệ thương tật cho bà Nguyệt. Sau đó, công ty đã hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan BHXH đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bà. Tuy nhiên, BHXH tỉnh Quảng Trị cho rằng, lý do quay trở lại công ty sau giờ làm việc của bà không phù hợp nên bà Nguyệt không được giải quyết chế độ. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nguyệt đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng để đảm bảo quyền lợi cho bà.
Tôi làm việc tại Công ty A có trụ sở tại thành phố Hà Nội và đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mức lương 3.000.000 đồng/tháng. Tháng 6/2013 Tôi bị tai nạn lao động phải nghỉ 30 ngày để điều trị ổn định vết thương, sau thời gian nghỉ điều trị ổn định vết thương tôi trở lại Công ty làm việc và được nhận tiền lương tháng 6/2013 với số tiền là 2.350.000 đồng (lương tối thiểu vùng I). Công ty trả tiền lương tháng 6/2013 cho tôi như vậy có đúng không?
Ông Hoàng Đức Long là giáo viên tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Vĩnh Linh thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị. Tháng 5/2014, ông Long bị tai nạn giao thông trên đường đến trường giảng dạy. Ông Long đã làm hồ sơ để giám định thương tật tai nạn lao động.
Nay, ông Long muốn tìm hiểu về quyền lợi của cá nhân theo quy định của Bộ Luật Lao động, cụ thể như sau:
- Việc sơ cấp cứu, điều trị tại bệnh viện, ông có được cơ quan chủ quản (người sử dụng lao động) trả mọi kinh phí điều trị và phục hồi chức năng không? Nếu các hình thức tai nạn gây ra khác nhau, thì cách tính chi trả cho việc sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe có khác nhau không?
- Các mức chi trả kinh phí điều trị cho người bị tai nạn lao động được quy định thế nào? Nếu ông Long điều trị cấp cứu tại bệnh viện tuyến trên (vượt tuyến) có được người sử dụng lao động thanh toán theo hóa đơn điều trị hay không? Nếu không thanh toán theo hóa đơn, thì người sử dụng lao động thanh toán kinh phí điều trị cho ông theo chế độ, định mức nào?
- Ông Long bị tai nạn gãy xương chân nặng, phải phẫu thuật nẹp định vị xương, vì vậy sau khi ra viện vẫn mua thuốc điều trị định kỳ và sau thời gian hồi phục chức năng, sức khỏe, phải phẫu thuật lại lần thứ hai. Vậy, kinh phí phẫu thuật điều trị cho lần này có được người sử dụng lao động chi trả không?
- Trong thời gian hồi phục sức khỏe, ông Long không thể tham gia công tác giảng dạy, thì có được hưởng nguyên lương và chế độ phụ cấp ưu đãi không? Nếu được hưởng lương và phụ cấp ưu đãi, thì thời gian được hưởng tối đa là bao nhiêu tháng từ khi phẫu thuật?
Ông Nguyễn Việt Hùng hỏi: Công ty của tôi có một trường hợp bị tai nạn lao động, Công ty đã trả toàn bộ chi phí điều trị trực tiếp cho người lao động. Vậy, người lao động có được thanh toán thêm chi phí nào khác theo chế độ BHYT không?
Cha tôi tham gia BHXH được 6 năm, đến tháng 6/2012 thì qua đời do bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Gia đình tôi được hưởng những chế độ nào? Thủ tục ra sao?
Thưa luật sư, có bạn đọc gửi đến chương trình câu hỏi như sau: “Năm 2015, trên đường đi làm tôi bị ngã xe và được mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu. Trường hợp này của tôi có được coi là tai nạn lao động không?”. Xin luật sư giải đáp thắc mắc trên cho bạn đọc!
Công ty chúng tôi có một công nhân, trong ngày làm việc có đi thăm mộ cha và trên đường đi về công ty bị tai nạn giao thông qua đời. Trường hợp này có được xem tai nạn giao thông là tai nạn lao động không? Hiện tại người này đang nuôi mẹ già 80 tuổi và có 2 con nhỏ. Hồ sơ và chế độ hưởng tử tuất của công nhân này như thế nào?
Trách nhiệm của Đoàn điều tra tai nạn lao động trong việc phối hợp cùng các cơ quan khác giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm?
Nguyễn Khánh Duy (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi được cấp trên cử đi công tác và bị tai nạn trên đường trở về. Vậy, tôi có được hưởng chế độ đối với người bị tai nạn lao động không, nếu được thì gồm những khoản nào?