Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động
A. Các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty xuất khẩu lao động:
- Mô hình và cơ cấu tổ chức của Công ty xuất khẩu lao động;
- Cách thức hoạt động và điều hành công ty;
- Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, lãnh đạo công ty;
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên;
- Tỷ lệ và cách thức góp vốn;
- Phương án phân chia lợi nhuận, xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn các nội dung khác.
B. Kiểm tra các giấy tờ, đánh giá tính khả thi của yêu cầu khách hàng
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư doanh nghiệp của chúng tôi phân tích, đánh giá tính hợp pháp và sự phù hợp với yêu cầu công việc;
- Cử luật sư tham gia đàm phán, thương lượng, trao đổi với đối tác về việc thành lập Công ty xuất khẩu lao động (theo yêu cầu của khách hàng);
- Dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
C. Điều kiện thành lập Công ty xuất khẩu lao động
- Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
- Doanh nghiệp có pháp định là 5 tỷ đồng Việt Nam
- Doanh nghiệp có tiền ký quỹ là 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
D. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp giấy phép
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Các giấy tờ chứng minh người lãnh đạo điều hành công ty có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời cho doanh nghiệp, nêu rõ lý do bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?