Chồng tôi bị công ty xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải. Không đồng ý với quyết định này, chồng tôi đã làm đơn khởi kiện vụ tranh chấp lao động tại tại Tòa án nhân dân thị xã. Xin hỏi trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động nói trên, các bên có quyền và nghĩa vụ gì?
Cho tôi hỏi truờng hợp như sau: Tôi được cty A tuyển dụng, ký thỏa thuận đào tạo vào tháng 4/2009. Trong thỏa thuận đào tạo có ghi là bên cty phải bố trí việc làm cho tôi sau khi đào tạo và tôi phải lảm việc cho cty ít nhất là 2 năm. Nhưng sau khi đào tạo cty không bố trí công việc cho tôi, kêu tôi ở nhà đợi thông tin và bắt buộc tôi nộp các bằng cấp cá nhân của tôi nhằm giữ chân tôi trong trường hợp tôi bỏ không tiếp tục chờ thì buộc tôi bồi thường chi phí đào tạo mới trả bằng cấp. Nhưng đến nay cty vẫn chưa bố trí công việc và cũng không có thông tin gì cho tôi. Tháng 9 vừa qua tôi có đến cty nộp đơn đề nghị trả bằng cấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại vì lý do cty không bố trí công việc nhưng lại giữ các bằng cấp (bản gốc) làm cho tôi không thể đi xin việc khác để có thu nhập, cty đồng ý trả lại bằng cấp bản gốc cho tôi nhưng về khoảng bồi thường thì đợi họp ban giám đốc lại nhưng đến nay gần 2 tháng vẫn chưa thấy liên lạc gì với tôi. Vậy cho tôi hỏi giờ tôi có thể kiện cty và yêu cầu bồi thường thiệt hại về thu nhập vì cty đã không bố trí công việc mà lại giữ bằng cáp cá nhân (Bản gốc) của tôi được không?Trường hợp của tôi chưa ký HĐLĐ nhưng đã ký thỏa thoận đào tạo (trong đó có ghi quyền, nghĩa vụ và các điều khoản ràng buộc giữa người sử dụng lao động và người lao động) như vậy có được xem là tranh chấp lao động không hay là dân sự? Tôi yêu cầu bồi thường thu nhập dựa trên tháng lương cuối cùng ở cty cũ trươc khi tôi thôi việc để tham gia lớp đào tạo của cty A có hợp lý hay không (có bản sao kê tài khỏan ngan hàng mà cty cũ trả lương vào tài khỏan cho tôi).
Công ty tôi có một người lao động đã thôi việc cách đây hơn 1 năm. Trong thời gian làm việc tại công ty, lao động này có tạm ứng tiền để mua vật tư cho công ty (khoảng 20 triệu đồng) nhưng không làm thủ tục hoàn ứng (hàng đã về kho nhưng không có hóa đơn chứng từ, không xác định được đã thanh toán cho người bán hay chưa). Công ty đã 3 lần mời người lao động đến đối chiếu, giải quyết công nợ nhưng không có mặt. Trong trường hợp này, công ty phải thực hiện những thủ tục nào để giải quyết tranh chấp với người lao động. Xin cảm ơn luật sư.
Tôi làm việc cho Công ty Minh Hải từ tháng 5/2014 (có ký hợp đồng lao động không thời hạn). Ngày 8/9/2015, giữa tôi và anh Nam (cùng làm cho Công ty Minh Hải) có xô xát và chỉ bị xử lý hành chính chứ không bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Phát hiện vụ việc Công ty Minh Hải đã ra quyết định kỷ luật tôi với hình thức sa thải. Tôi phản đối và yêu cầu được thương lượng với công ty vì cho rằng mình không rơi vào trường hợp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải là “cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 126 – Bộ Luật Lao động nhưng Công ty Minh Hải không đồng ý. Vậy, tôi kính mong tư vấn giúp tôi về trình tự, thủ tục để tôi có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa mình và Công ty Minh Hải.
Thưa luật sư! Có một vụ việc mà cháu muốn nhờ luật sư tư vấn giúp: Trường hợp khi ban chấp hành công đoàn yêu cầu công ty bàn bạc để sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể đã kí nhưng công ty không đồng ý thương lượng. Vậy tranh chấp lao động này được xác định là tranh chấp lao động về quyền lợi hay lợi ích ạ?
Tranh chấp lao động tập thể là gì?
Tranh chấp lao động cá nhân là gì?
Tranh chấp lao động là gì?
Tôi có câu hỏi sau đây, kính mong Quý cơ quan xem xét trả lời. Khi xin Giấy phép lao động, người nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ,Và chỉ được khám sức khoẻ tại 4 bệnh viện do Sở Y Tế cấp phép như sau: - Bệnh Viện Chợ Rẫy - Bệnh Viện Vạn Hạnh - Bệnh Viện Thống Nhất - Bệnh Viện 115 Tuy nhiên các bệnh viện trên đều là bệnh viện của Việt Nam, người nước ngoài (người Nhật) rất bất tiện khi sử dụng dịch vụ. Nếu có được lựa chọn khám sức khoẻ với mục đích trên tại các bệnh viện quốc tế thì sẽ tốt hơn cho người nước ngoài (người Nhật). Được biết, Bệnh viện International SOS cũng là bệnh viện được nhiều người Nhật sử dụng, và họ cũng đã nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận đủ điều kiện Khám sức khoẻ cho người nước ngoài nhưng hiện nay vẫn chưa được duyệt. Chúng tôi rất mong Quý Cơ quan có thể xem xét, tăng thêm các bệnh viện quốc tế để người Nhật nói riêng, người nước ngoài nói chung có thể sử dụng dịch vụ Khám sức khoẻ khi xin Giấy phép lao động. Kính mong Quý cơ quan xem xét và phản hồi cho chúng tôi.
Đơn vị tôi có thành lập 1 công ty con ở nước ngoài và cử 20 người lao động sang nước ngoài công tác nhưng đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 20 lao động này ở Việt Nam (lương do công ty con ở nước ngoài trả). Tuy nhiên, vì thẻ BHYT đăng ký KCB ở Việt Nam nên rất bất tiện cho người lao động (không về nước sử dụng được). Cho tôi hỏi là đơn vị tôi có thể không đóng BHYT mà chỉ đóng BHXH, BHTN cho 20 lao động này được không và mức đóng như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư cho em hỏi chút, Quy trình và thủ tục để chấm dứt HDLD với người nước ngoài như thế nào nếu họ tự nguyện chấm dứt trước thời hạn và nếu khi hợp đồng hết hạn. Xin cảm ơn các Luật sư
Ông Lương Xuân Trường tham gia Quân đội được 11 năm, đến năm 1994 làm việc tại trạm y tế xã, đóng BHXH đến tháng 5/2013 được giải quyết về hưu. Thời gian tính đóng BHXH là 31 năm, tính cả thời gian trong quân đội. Tháng 12/2013 BHXH huyện Thường Tín (Hà Nội) thông báo đã giải quyết sai chế độ cho ông Trường nên tạm dừng hưởng lương hưu với lý do: Ông Trường đã được hưởng chế độ bệnh binh hàng tháng nên không được cộng nối thời gian trong quân đội. Vì vậy, ông chỉ được tính 19 năm 5 tháng tham gia BHXH trong quá trình công tác, chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nên yêu cầu ông Trường chờ hướng giải quyết từ BHXH thành phố. Tuy nhiên đến tháng 2/2014 ông Trường vẫn chưa nhận được trả lời, sau đó BHXH Thường Tín yêu cầu ông đóng thêm BHXH 7 tháng để đủ thời gian hưởng lương hưu. Ông Trường có đề nghị BHXH cho ông đóng tiếp BHXH từ tháng 6/2013 đến 12/2013 để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng BHXH Thường Tín không chấp nhận, mà tính thời điểm đóng tiếp cho ông từ tháng 2/2014 đến tháng 8/2014. Theo ông Trường, do việc giải quyết sai chế độ của BHXH, ông Trường phải chờ và bị chậm lương hưu đến tháng 9/2014. Nay, ông đã nghỉ hưu, sức khỏe không còn nhiều, lương hưu không có, lại bị truy thu số đã lĩnh từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013. Ông Trường đề nghị cơ quan chức năng cho biết hướng giải quyết thế nào là đúng?
Công ty tôi đang trong thời gian chờ đợi lấy Giấy phép lao động cho nhân viên người nước ngoài, sau đó muốn làm thẻ tạm trú cho họ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào? Mong được quý công ty tư vấn.