Nơi đăng ký khám chữa bệnh là do người mua BHYT quyết định hay do BHYT quyết định?
Nơi đăng ký khám chữa bệnh là do người mua BHYT quyết định hay do BHYT quyết định?
Xin hỏi là bạn em đăng kí hộ nơi khám chữa bệnh BHYT nhưng lại không đúng với nơi khám chữa bệnh mà em nói với bạn. Nơi mà bạn em đăng kí hộ khá xa nhà, vì em là sinh viên nên không đủ điều kiện để đi xa đến thế và cũng không có thời gian để đi xa như vậy vì lịch học khá kín. Nên em muốn hỏi cách để thay đổi nơi khám chữa bệnh BHYT ạ.
Kính chào quý cơ quan BHXH Đà Nẵng, em xin hỏi 1 việc như sau: Em tham gia BHXH tại Đà Nẵng và được cấp thẻ BHYT tại Bệnh viện Đà Nẵng. Nhưng cuối tuần khi công ty cho nghỉ em về Quảng Nam thăm nhà thì bị bệnh. Em có đi khám tại Bệnh viện Đại Lộc và xin giấy nghỉ hưởng BHXH. Sau khi quay trở lại làm việc em có nộp giấy nghỉ hưởng này thì đơn vị em không nhận vì lý do em khám chữa bệnh ngoại tỉnh. Em xin hỏi quý cơ quan trường hợp của em tại sao lại không được thanh toán tiền chế độ. Em xin cảm ơn.
Xin Chào BHXH Đà Nẵng, cho tôi hỏi : Tôi có con nhỏ dưới 6 tuổi và có BHYT cấp tại Bệnh viện Quận Cẩm Lệ, Tôi muốn mang con tôi sang Bệnh viện 600 dường khám bệnh thì có trả phí khám chửa bệnh gì không? Tôi cảm ơn BHXH, và mong sớm có câu trả lời.
Ba tôi là cán bộ hưu trí đăng ký khám chữa Bệnh tại bệnh viện C, tháng 5/2016 ba tôi bị bệnh U gan phải phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, hiện tại ba tôi phải thường xuyên tái khám để theo dõi bệnh và do sức khoẻ yếu nên còn bị rất nhiều bệnh khác như huyết áp, hen phế quản mãn tính nên ba tôi muốn chuyển BHYT về Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để tiện theo dõi bệnh định kỳ có được không thủ tục như thế nào ạ?
Trường hợp nào thì được sử dụng thẻ BHYT khi khám chữa bệnh?
Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính hoặc ngày nghỉ tại cơ sở chữa bệnh ban đầu có được hưởng quyền lợi về BHYT không?
Em có một số thắc mắc về việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ bảo hiểm y tế, cho e hỏi, quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện, tuyến tỉnh, theo văn bản nào của BHXH tỉnh ạ. e chân thành cảm ơn!
Thủ tục và quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh trái tuyến? * Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở, các làng nghề được công nhận? * Quyền và trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng? * Người lao động nào được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? * Quản lý, sử dụng và phân bổ lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp?
Tôi có người bác họ là người cao tuổi (trên 80 tuổi), gia đình ông có nhiều khó khăn (con bị tàn tật, gia đình là hộ nghèo). Ông bị bệnh mãn tính thường xuyên phải đi viện. Tôi muốn được biết các chế độ chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở y tế, (y tế cơ sở đến các bệnh viện) mong luật gia quan tâm trả lời.
Em là người khuyết tật, sắp tới em lên thành phố để học tập và sẽ ở trọ. Em chưa rõ làm thủ tục giấy tờ như thế nào để tiện khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế vì trước đó em đăng ký tại bệnh viện huyện nơi em sinh sống.
Tôi có câu hỏi sau đây, kính mong Quý cơ quan xem xét trả lời. Khi xin Giấy phép lao động, người nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ,Và chỉ được khám sức khoẻ tại 4 bệnh viện do Sở Y Tế cấp phép như sau: - Bệnh Viện Chợ Rẫy - Bệnh Viện Vạn Hạnh - Bệnh Viện Thống Nhất - Bệnh Viện 115 Tuy nhiên các bệnh viện trên đều là bệnh viện của Việt Nam, người nước ngoài (người Nhật) rất bất tiện khi sử dụng dịch vụ. Nếu có được lựa chọn khám sức khoẻ với mục đích trên tại các bệnh viện quốc tế thì sẽ tốt hơn cho người nước ngoài (người Nhật). Được biết, Bệnh viện International SOS cũng là bệnh viện được nhiều người Nhật sử dụng, và họ cũng đã nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận đủ điều kiện Khám sức khoẻ cho người nước ngoài nhưng hiện nay vẫn chưa được duyệt. Chúng tôi rất mong Quý Cơ quan có thể xem xét, tăng thêm các bệnh viện quốc tế để người Nhật nói riêng, người nước ngoài nói chung có thể sử dụng dịch vụ Khám sức khoẻ khi xin Giấy phép lao động. Kính mong Quý cơ quan xem xét và phản hồi cho chúng tôi.
cho tôi hỏi, nếu sau khi tốt nghiệp bs đa khoa, tôi thi liền lên bậc học thạc sĩ thì khi ra trường khi có bằng thạc sĩ, tôi có đủ điều kiện đăng kí cấp chứng chỉ hành nghề không, hay cũng phải có quá trình làm việc 18 tháng làm việc trong cơ sở y tế nhà nước sau khi tốt nghiệp bậc hoc thạc sĩ. Tôi xin cảm ơn.
Trước tiên xin cho hỏi thai sản khi sử dụng thẻ BHYT, nếu khi sinh con muốn chuyển thẻ BHYT chuyển về quê, hoặc dến nơi khác không theo đăng ký ban đầu để sinh con, nhưng không đúng thời gian chuyển là đầu quý mỗi năm, mà giữa tháng thì có được chuyển đổi hay không? (nếu được không cần trả lới câu hỏi sau). Tôi làm công ty tại Bình Dương,tôi được dự sinh vào ngày 16/04/2013, TH1: Nếu tôi đổi thẻ BHYT vể quê từ đầu quý 2( nghĩa là từ ngày 01/04/2012-30/06/2012) thẻ của tôi là ở quê, tôi sẽ không được sử dụng ở BD( cùng chi trả 20%), nếu tôi dự định sinh ở quê. TH2: nếu tôi không đổi thẻ từ đầu quý 2, thì thẻ của tôi vẫn ở BD, đến ngày sinh tôi muốn về quê sinh con trong tháng 4/2012 thì khi về quê tôi cũng không được sử dụng thẻ (cùng chi trả 20%)vì đăng ký ở BD, ( nếu giữatháng không được đổi nơi khám chữa bệnh). Vậy xin hỏi tôi phải làm sao nếu không được chuyển thẻ BHYT giữa quý ( trường hợp thai sản), mà vẫn được đúng quyền lợi khi tham gia BH. Xin cảm ơn.
_Con trai tôi tên Trần Nguyễn Minh Khoa -sinh năm 2010-thường trú xã Hưng Định Thuận An Bình Dương có thẻ BHYT trẻ em số TE 1 74 07 006 01282- thời hạn sử sụng đến tháng 03/2016.Tôi muốn xin điều chỉnh lại nơi ĐK KCB BĐ là BV đa khoa tỉnh Bình Dương, tôi có liên lạc bộ phận quản lí BHYT xã Hưng Định để xin điều chỉnh thì nơi đó nói là không điều chỉnh được.Tôi muốn nhờ BHXH giải thích cho tôi biết là tại sao không điều chỉnh được. Tôi muốn đến trực tiếp BHXH tỉnh Bình Dương để xin điều chỉnh có được không, vì tôi nghĩ bộ phận BHXH xã Hưng Định có lẽ chưa hiểu nhiều về luật BHYT nên không giải quyết thỏa đáng cho tôi, và làm mất thời gian của tôi, làm ảnh hưởng quyền lợi hưởng BHYT của con tôi.
Công ty đang đóng tại tỉnh A và đăng ký cấp thẻ BHYT tại BHXH tại một huyện của tỉnh A đó. Công ty có người lao động tại nhiều tỉnh thành khác nhau và đi làm bằng xe đưa đón của công ty. Khi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động, được BHXH huyện hướng dẫn như sau: * Người lao động của doanh nghiệp phải đăng ký nơi khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại các bệnh viện/cơ sở khám chữa bệnh trong địa bàn tỉnh A đó. * Trong trường hợp muốn đăng ký KCB ban đầu tại các tỉnh, thành khác phải: 1. Có công văn đề nghị được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở ngoài tỉnh (khi phát sinh tăng, có đăng ký ngoại tỉnh). 2. Phải có và nộp hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú (ở ngòai tỉnh A) của người lao động. Thẻ BHYT đăng ký KCB ngoại tỉnh sẽ được cấp bởi BHXH tỉnh đó (BHXH huyện gởi danh sách lên BHXH tỉnh để cấp thẻ). Xin cho hỏi về công văn quy định về việc đăng ký nơi KCB ban đầu ngoại tỉnh như trình bày ở trên để doanh nghiệp giải thích cho người lao động làm theo.
01 / Hiện tại em đang làm việc tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài do công ty em có một số khó khăn nên chưa cấp thẻ BHYT kip thời cho CB-CNV trong công ty . Nếu CB-CNV có nhu cầu khám chữa bệnh ( có một số khám bệnh ngoài tỉnh ) thì công ty em sẽ thanh toán như thế nào , mức thanh toán là bao nhiêu và có được BHXH thanh toán lại không. 02/ Việc thanh toán đối với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến được quy định như thế nào
Khi khám chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu nhưng không đúng tuyến thì có được hưởng mức 100%, 95% hay 80% như khám chữa bệnh đúng tuyến không?
Tôi chuẩn bị nghỉ hưu. Xin hỏi khi nghỉ hưu tôi có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng khám cán bộ được không?