Thủ tục và quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh trái tuyến?
* Bộ Y tế: Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến (ngoài nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu hoặc khám, chữa bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp cấp cứu), về thủ tục khám, chữa bệnh, cần xuất trình thẻ BHYT có ảnh. Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh nhân thân. Ðối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ cần xuất trình thẻ BHYT. Khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến, người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi được hưởng theo quy định, cụ thể như sau: 70% chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn; 50% chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn; 30% chi phí BHYT tại cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
* Bộ Khoa học và Công nghệ: Các cơ sở, các làng nghề được công nhận được hưởng các chính sách ưu đãi: Ðược ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định. Ðược ưu tiên đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã. Ðược ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường. Ðược ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn các địa điểm triển khai, tiếp nhận các mô hình xử lý chất thải cũng như hoạt động khác từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách Nhà nước.
* Bộ Giáo dục và Ðào tạo: Quyền của nhà giáo thỉnh giảng: được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật; được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của pháp luật; được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết. Trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng: thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục; thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan hợp đồng thỉnh giảng; thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng. Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác, đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác, phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.
* Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động, kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên. Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; hợp đồng cá nhân.
* Bộ Tài chính: Ðối với lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho các đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm thì mức lệ phí chi trả bằng 0,78% tổng số chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định (trừ khoản chi đóng BHYT). Hằng tháng, Bộ Tài chính cấp lệ phí chi trả cho BHXH Việt Nam cùng với cấp kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH. Ðối với lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp cho các đối tượng do quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện, quỹ bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm được bố trí trong dự toán chi quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam. Lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho các đối tượng do quỹ BHXH bắt buộc bảo đảm bằng 0,78% tổng số chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH từ các quỹ thành phần: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (trừ khoản chi đóng BHYT). Lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho các đối tượng do quỹ BHXH tự nguyện bảo đảm bằng 0,78% tổng số chi trả các chế độ BHXH tự nguyện (trừ khoản chi đóng BHYT). Lệ phí chi trả trợ cấp thất nghiệp bằng 0,78% tổng số chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. BHXH Việt Nam căn cứ lệ phí chi trả do Bộ Tài chính cấp và lệ phí chi trả bố trí trong dự toán chi quản lý bộ máy được giao, công khai phân bổ cho các đơn vị phù hợp với đặc thù của từng địa phương và cấp cùng chi phí quản lý cho các đơn vị liên quan sử dụng cho việc chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- MB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng MB ở tỉnh thành nào?
- Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu trong công tác lưu trữ của Bộ GTVT 2024?
- 05 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 01/01/2025?
- Mẫu Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học mới nhất năm 2024?
- Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?