
Xin Luật sư cho biết: Trong trường hợp Cty của Tôi đã xây dựng thang bảng lương theo chức danh công việc cho CB.CNV trong cty. Vậy bây giờ Cty có phải xây dựng lại theo thông tư nay nữa hay không? Rất cảm ơn Luật sư !
Xin Luật sư cho biết: Trong trường hợp Cty của Tôi đã xây dựng thang bảng lương theo chức danh công việc cho CB.CNV trong cty. Vậy bây giờ Cty có phải xây dựng lại theo thông tư nay nữa hay không? Rất cảm ơn Luật sư !
Kính gửi Luật Sư Hiện tại công ty em đang giảm biên chế nên điều em qua phòng ban khác làm không đúng chuyên ngành. Vì vậy cuối tháng 3 em xin nghỉ làm. Hiện tại em còn 7 ngày phép chưa nghỉ. Em dự kiến để hướng hết lương tháng 3 này và Em làm đơn 23/03/2015 này nghỉ làm + 7 ngày phép để cho đủ tháng lương. Luật sư cho em hỏi tại sao 7 ngày phép đó không phải lượng thực lãnh em nhận mà là lương cơ bản đóng bảo hiểm vậy. Mong luật sư trả lời.
Kính gửi Luật sư Tôi vào làm việc và tham gia Bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty tháng 05/2010 đến nay. Do bận việc gia đình nên Tôi xin nghỉ. + Tổng lương là: 7.000.000 đồng Trong đó: + Mức lương cơ bản (hiện tại từ 01/2013 đến nay – đủ 6 tháng liên kề) tham gia BHXH,BHYT,BHTN là: 4.037.000 đồng/tháng + Tổng các phụ cấp (PC chức vụ, trách nhiệm,…) là: 2.963.000 đồng/tháng Tôi sẽ xin nghỉ vào cuối tháng 08/2013 – Tổng số thời gian làm việc và tham gia BHXH… là 39 tháng . Theo quy định của Luật BHXH tại khoản 1 và 2 điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội có quy định như sau: 1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. Căn cứ theo quy định nêu trên thì tôi được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là Sáu tháng số tiền hằng tháng được lãnh là : 4.037.000 đồng x 60% = 2.422.200 đồng/tháng Vậy còn phần tiền là 2.963.000 đồng/tháng Công ty có phải trả cho tôi tiền này tương ứng với số tháng được hưởng trợ cấp không. Rất mong Luật sư trả lời dùm. Trân trọng
Tôi hiện tại đang hợp đồng với văn phòng đăng ký QSD đất huyện 30a, lương hưởng = 85%x 1.050.000(lương cơ bản)x2.84(hệ số đại học 2.34 + hệ số khu vực 0.5) = 2.534.000 Nay tôi muốn đóng bảo hiểm thì kế toán đơn vị bảo tự trích tiền lương để đóng. Bảo đơn vị thích trả lương bảo nhiêu thì trả Cho tôi hỏi cơ sở để tính lương hợp đồng, đóng bảo hiểm thì như thế nào (có người nói huyện 30a thì chế độ khác). Tôi ký hợp đồng lần 1 ko có thời hạn, nay GĐ yêu cầu ký 6th một Mọi người chỉ rõ điều nào khoản nào trong bộ luật nào giúp mình luôn nhé, cảm ơn mọi người
Công ty tôi là Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện nay, giám đốc Công ty muốn cải thiện ý thức trách nhiệm của người lao động, do vậy có đề xuất xếp loại người lao động theo các loại A, B, C, D để cuối tháng tính lương: phần lương phạt của người xếp loại B, C dùng để thưởng cho những người loại A. Từ trước tới nay chúng tôi vẫn tính lương theo hệ số = hệ số lương* 1150. Luật lao động cũng quy định, không được cúp lương của người lao động. Tại công ty chúng tôi, do tình hình ngân sách khó khăn, các khoản tiền phụ cấp chuyên cần, tiền thưởng gần như không có, nên không thể trích tiền phạt từ các khoản này, chỉ có thể trích phạt từ tiền lương người lao động. Vậy công ty tôi phải làm như thế nào để không trái với luật lao động mà vẫn thực hiện được phương án cải thiện ý thức của người lao động trong Công ty.
Xin hỏi luật sư! Nếu lương của người lao động trong doanh nghiệp tôi là A/ngày thì khi làm thêm vào ban đên của ngày thường sẽ được tính như thế nào? Sẽ tính là 150% A + 30% A + 20% A = 200% A hay là 150% A + 30% A + 20%( 150% A) = 210% A Và còn nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần có phải sẽ được tính là: 200% A + 30% A + 20% ( 200% A) = 270% A Xin luật sư tư vấn giúp!
Chào luật sư Luật sư cho em hỏi, Công ty em làm việc vào ban ngày nhưng rất hay tăng ca. vậy em muốn hỏi luật sư cách thích thời gian và tỷ lệ phần trăm tăng ca được tính như thế nào cho đúng luật ah?
Chào luật sư Công ty cháu là công ty chuyên sản xuất gỗ sofa .Được thuộc trong nghành nghề độc hại. Công ty cháu trước giờ tính giờ tăng ca cho công nhân là từ 16h30 tới 20h00 là 150% Công thức (LCB/26/8)*3h*150%,và từ 20h00 tới 06 h sáng ngày hôm sau tính là 195%. Nhưng luật lao động mới ra thì công ty áp dụng công thức trên còn phù hợp không ạ?
Kính chào Luật sư: Hằng năm, công ty thực hiện theo pháp luật lao động, xây dựng và đăng ký lại thang bảng lương theo Nghị định về hướng dẫn mức lương tối thiểu vùng. Và xây dựng, bổ sung nội quy công ty khi có thay đổi cập nhật mới. Và đăng ký, bổ sung lại thỏa ước lao động tập thể khi hết hạn hoặc có sự thay đổi. Công ty tôi đã đi vào hoạt động hơn 2 năm, tôi vẫn không xây dựng quy chế lương thưởng? Vậy, bây giờ tôi muốn xây dựng quy chế lương thưởng cho người lao động làm việc tại công ty nhưng tôi không biết có Nghị định hoặc hướng dẫn nào về quy chế xây lương - thưởng và phương pháp xây dựng như thế nào? Vậy kính nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi Chân thành cảm ơn!
Bà Nguyễn Thị Phương Nam làm việc tại 1 công ty cổ phần (50% vốn Nhà nước) ở TP. Hồ Chí Minh. Theo Hợp đồng lao động, mức lương công ty trả cho bà Nam tính theo hệ số (2,64 x 1.160), tuy nhiên trên thực tế bà Nam được trả theo mức lương thỏa thuận là 7.500.000 đồng. Bà Nam có yêu cầu công ty ký Hợp đồng bổ sung về mức lương thỏa thuận nhưng không được chấp thuận. Ngoài ra, phần lương được chia thành 2 phần: Lương cơ bản + lương doanh thu (trong khi bà Nam không làm kinh doanh nên không bị tính lương khoán doanh thu). Do đó, khi bà Nam nghỉ phép năm (12 ngày phép năm), công ty lại trừ phần lương doanh thu mà đáng ra bà Nam phải được nhận đủ theo thỏa thuận. Công ty chỉ tính hưởng nguyên lương cơ bản cho bà Nam cho những ngày nghỉ phép năm. Bà Nam hỏi, Công ty thực hiện như vậy có đúng quy định không? Nếu đúng quy định thì cách tính lương cho những ngày nghỉ phép sẽ áp dụng như thế nào?
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, việc chi trả dạy thêm giờ cho cán bộ quản lý và giáo viên sẽ được tính riêng trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT. Bà Võ Thị Thuý Liễu là kế toán của một trường THCS ở tỉnh Đồng Tháp, đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung sau liên quan đến việc chi trả lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính: - Tổng lương 12 tháng có tính tổng các khoản phụ cấp được hưởng hay không và có trừ các khoản đóng góp không? - Định mức tiết dạy của Hiệu trưởng là 2 tiết/tuần x 37 tuần = 74 tiết/năm; định mức tiết dạy của Phó Hiệu trưởng là 4 tiết/tuần x 37 tuần = 148 tiết/năm; định mức tiết dạy của giáo viên là 19 tiết/tuần x 37 tuần = 703 tiết/năm. Vậy, khi tính tiền vượt giờ thì định mức tiết dạy của bộ phận nào thì lấy định mức tiết dạy của bộ phận đó hay tính chung định mức của cán bộ quản lý và giáo viên là 19 tiết/tuần?
Tôi là giáo viên tiểu học dạy Tin học 6 tiết/tuần. Tôi được phân công làm thêm công tác thư viện và thiết bị trường học. Hiện nay, mỗi tuần tôi dạy dư 4 tiết. Nhà trường sẽ dùng nguồn tiền nào để trả? Hoàng Anh (orio**[email protected]).
Nguyên tắc trả tiền lương dạy thêm giờ được quy định như thế nào? Ở những môn không thiếu giáo viên thì có được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ không? – Nguyễn Thị Hậu (nguyenhau***@gmail.com).
Tôi là giảng viên hợp đồng trong biên chế của trường Chính trị Tỉnh, vậy tôi có chế độ được tính vượt giờ không? Nếu không được tính vượt giờ theo quy định thì số giờ giảng vượt định mức của tôi sẽ được trả như thế nào? Cao Trần Thanh Tâm (caotran***@gmail.com).