Hiện tại em có 1 mảnh đất do ba mẹ đã lên UBND làm gjấy tờ tay cho em.79m2 trên mảnh đât có gjấy QSDD đứng tên ba. Nay nhà nước thu hồi để làm đường sắt đi qua đất của em 38,50m2 còn laj 41,50m2...(áp giá loại đất trồng cây lâu năm ĐG 18.000đ/m2 * 1.7= 30.600/m2 *38,50 =1.178.100đ) + (hổ trợ đất vườn,ao bằng 60%theo gjá đất ở ĐG 126.000 * hê so tinh 0.9 = 113.400 *38,50*60%=2.619.540d)tổng lại nhà nước BT là 3.797.640đ. Vậy nhà nước BT đất gía như vậy có đúng không?
Tôi tên: Phạm Thị Thu – Sinh năm 1978. Thường trú: Khu 10, Thị trấn Tân Phú, Tân Phú, Đồng Nai. Căn cứ điểm a) Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần; Khoản 1. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm; Điều 5 Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy của Thông tư Số: 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên Mầm Non Căn cứ điểm a) Nhà giáo (kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Khoản 2. Đối tượng áp dụng; Điều 1. Thông tư liên tịch Số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 về Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Từ những cơ sở nêu trên. Tôi xin được hỏi với nội dung như sau: Hiệu phó trường Mầm Non công lập làm công tác kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường hoặc chủ tịch công đoàn nhà trường, ở đơn vị trường học công lập, thì có được hưởng chế độ trả thêm giờ hay không? Tôi xin chân thành cám ơn.(Phạm Thị Thu)
Ông Xê có 300 m2 đất có xây dựng nhà trên thửa đất đó. Khi Nhà nước thu hồi 200 m2đất thì ông Xê sẽ được bồi thường thiệt hại về nhà gắn liền với đất. Ông Xê cho biết, phần căn nhà còn lại gắn với đất không bị thu hồi không còn sử dụng được nữa. Nên ông muốn hỏi: Việc bồi thường chỉ được thực hiện đối với nhà gắn liền với đất bị thu hồi hay bồi thường toàn bộ nhà gắn liền với đất?
Bà Xuân ở phường PV, thành phố H hỏi: Gia đình của tôi đang sinh sống trên 100 m2 đất ở phường PV. Khi Nhà nước có chính sách mở đường thì đất ở của gia đình tôi bị thu hồi. Sau khi Nhà nước thu hồi đất thì gia đình tôi phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở. Vậy, đối với trường hợp của gia đình tôi, Nhà nước có chính sách gì để gia đình tôi có thể ổn định chỗ ở không?
Hộ gia đình ông Phát có một thửa đất 200m2, trong đó diện tích đất ở là 100m2, diện tích đất nông nghiệp là 100 m2. Nhà nước có chính sách thu hồi đất diện tích 100 m2 đất ở của ông Phát. Nên, ông Phát đề nghị cho biết đối với diện tích nông nghiệp không bị thu hồi thì ông có quyền chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở không?
Trường hợp người bị thu hồi đất cố tình gây cản trở, không hợp tác với tổ chức trực tiếp thực hiện bồi thường để tiến hành kiểm kê thì tổ chức này phải thực hiện kiểm kê như thế nào?
Hãy cho biết mức khen thưởng của UBND tỉnh Ninh Thuận đối với người bị thu hồi đất thực hiện bàn giao mặt bằng đúng quy định (trừ trường hợp người được giao đất là chủ dự án đầu tư không thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các dự án đầu tư không do công ty Nhà nước làm chủ đầu tư mà chủ dự án có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trước thời gian quy định)?
Nhà tôi có một mảnh đất khoảng 500m2 ở ven sông. Đất này vốn là đất ba tôi khai hoang từ trước những năm 1980 để trồng lúa.
Sau khi ba tôi mất, vợ chồng tôi vẫn tiếp tục cày quốc mở rộng thêm từ đất bồi ven sông và vẫn trồng lúa.
Vào giữa năm 2013, do có chủ trương xây đắp mở rộng lại đê chống lũ cho bà con trong làng, đất ruộng của nhiều hộ có đê đi qua bị UBND xã thu hồi để lấy đất đắp vào đê. Trong đó, những hộ đất có sổ đỏ thì được đền bù, một số hộ khác không có sổ đỏ cũng được đền bù.
Riêng gia đình tôi, mảnh đất đó được khai hoang cày cấy từ lâu, nhưng không nằm trong đất được chia cấp nên không nằm trong đất canh tác ghi trong sổ đỏ. Cũng vì vậy không được đền bù gì mà đất đó vẫn bị UBND lấy để đắp đê.
Vậy, xin hỏi trong trường hợp này chính quyền xã làm như vậy có đúng không? Tôi chân thành cảm ơn.
Ông Nguyễn Văn Tân thường trú tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội hỏi: Việc đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư thì tên gọi ban thường vụ, bí thư, phó bí thư có gì thay đổi không ?
Cho em hỏi nếu các xe vi phạm luật giao thông như, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...thì cảnh sát giao thông được được phép giữ những giấy tờ gì của người vi phạm giao thông. Em thấy CSGT giữ cả giấy đăng ký xe của người vi phạm giao thông, như vậy có đúng không ạ? Rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư.
Gia đình tôi khai hoang diện tích 1000m2 đất từ năm 1987 để trồng dừa nước đến nay chưa có sổ đỏ. Nay, Nhà nước và chính quyền địa phương đang có chính sách giải tỏa đất vì làm đường cao tốc liên tỉnh trong đó có diện tích đất của gia đình tôi. Cho tôi hỏi, trường hợp như tôi có được bồi thường đất không?
Vợ chồng tôi từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng lập nghiệp, do không có chỗ ở nên năm 2011 đã mua lại căn hộ chung cư của một công chức nhà nước ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng với giá hơn 200 triệu đồng thông qua giấy viết tay không có công chứng, chứng thực. Nay nhà nước phát hiện ra việc căn hộ của Nhà nước cho thuê đã được bên bán bán cho tôi nên đã có quyết định thu hồi căn hộ chung cư mà vợ chồng tôi đã mua. Nay vợ chồng chúng tôi bơ vơ không có chỗ ở, yêu cầu người đã bán nhà cho chúng tôi trả lại tiền mua thì họ từ chối trả tiền. Xin hỏi chúng tôi có thể đòi lại được tiền đã mua nhà không? (Nguyễn Thúy Hạnh, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng)