Tôi muốn lập di chúc để lại căn nhà (tài sản riêng của tôi) cho con gái tôi hiện đang định cư tại nước ngoài. Vậy di chúc của tôi có lập được không? Lập ở đâu và con gái tôi ở nước ngoài có nhận được phần di sản mà sau khi tôi qua đời để lại không?
Bố tôi là con một, mất năm 2008 do bệnh nặng không để lại di chúc. Ông bà nội của tôi không còn ai. Mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ.Gia đình tôi chỉ còn 3 anh em, tôi là con gái út. Bố tôi mất có để khối tài sản là ngôi nhà tọa lạc trên diện tích đất là 372 m2, hiện nay gia đình anh hai tôi đang trông giữ. Năm 2012 anh hai và anh ba tiến hành bàn bạc chia tài sản của bố để lại nhưng không thông báo cho tôi biết. Khi tôi phát hiện ra sự việc thì tôi có hỏi chuyện. Nhưng anh hai nói tôi là con gái có quyền gì mà xen vào và không đồng ý chia cho tôi phần di sản bố tôi để lại. Vậy cho tôi hỏi tôi có quyền được hưởng phần di sản bố tôi để lại không? Và tôi có thể khởi kiện lên tòa án không? Thời hạn khởi kiện là bao nhiêu năm?
Hỏi: Tôi đã quản lý, sử dụng diện tích nhà và đất cách đây 40 năm. Nay con cháu người có nhà và đất đó buộc tôi phải trả lại ngôi nhà và diện tích đất trên.
Xin hỏi việc con cháu người có nhà đất đó hơn 40 năm sau mới đòi nhà và đất như vậy có đúng không.
Bùi Quốc Tuấn (Vĩnh Phúc)
Hỏi: Cha mẹ tôi chết cách đây hơn 10 năm không để lại di chúc, di sản mà các cụ để lại là nhà và đất hiện đang do một người anh tôi quản lý sử dụng. Chị em chúng tôi đều có gia đình riêng, cũng không có ý định đòi chia tài sản của bố mẹ để lại để anh trai sử dụng và làm nơi thờ cúng. Tôi được biết thời hạn để yêu cầu tòa án giải quyết chia thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Như vậy chúng tôi có bị mất quyền yêu cầu chia tài sản của bố mẹ để lại không?
KQT (Đống Đa, Hà Nội)
Bố mẹ tôi có một ngôi nhà tại phố cổ Hà Nội. Mẹ tôi chết năm 2002 có để lại di chúc nhưng do tự viết nên di chúc có một số lỗi về pháp lý nên không hợp pháp. Bố tôi chết năm 2008 , bố tôi có di chúc hợp pháp ngôi nhà chia cho 4 anh em chúng tôi, còn hai người anh đã chết và các cháu không có tên trong di chúc.
Tôi xin hỏi chúng tôi không muốn khởi kiện ra tòa mà tự chia thì chia như thế nào cho đúng luật .
Đào Công Tự (Hoàn Kiếm)
Ông Huỳnh Văn Phal ở thị xã Hà Tiên hỏi: Gia đình tôi có hơn 1 ha đất nông nghiệp (đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình). Nay người em của tôi đến nhờ tôi nhập khẩu của cô ấy vào gia đình tôi để thuận tiện trong việc kinh doanh buôn bán. Tôi nghe nói đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều được hưởng. Vậy, việc nhập khẩu vào gia đình tôi không biết sau này có ảnh hưởng gì đến QSDĐ đã cấp cho hộ gia đình tôi hay không?
Bố mẹ tôi chết cách đây 15 năm và có để lại nhà, ruộng vườn. Tôi đứng ra quản lý trông nom, các anh, em tôi đều khá giả nên không ai đòi hỏi gì về thừa kế. Gần đây chú út có về yêu cầu chia di sản thừa kế, tôi không nhất trí chú ấy dọa sẽ khởi kiện ra tòa. Tôi xin hỏi em tôi có thể khởi kiện chia thừa kế hay không? Nếu không chia thì chú ấy còn quyền gì trong khối tài sản đó, đến một lúc nào đó chúng tôi nhất trí chia tài sản chung có được không?
Lưu văn Toàn (Thường Tín - Hà Nội)
Hỏi: Tôi là doanh nghiệp tư nhân có cửa hàng chuyên mua bán điện thoại. Ngày 10-9-2009, có một thanh niên đến cửa hàng bán cho tôi chiếc điện thoại NOKIA cũ với giá 4.600.000đ. Việc mua bán bình thường, sau 1 tháng thì cơ quan công an đến thông báo là chiếc điện thoại đó là của đi cướp và yêu cầu tôi nộp lại. Vậy việc công an thu giữ như trên có đúng không? Tôi có được nhận lại số tiền bỏ ra mua chiếc điện thoại đó không? Ai là người phải trả tôi tiền?
Nguyễn Đức Minh
(Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên)
Hỏi: Bố mẹ tôi kết hôn năm 1975, trước đó bố tôi có một người con riêng đã lấy vợ và sống độc lập hoàn toàn về kinh tế. Sau hơn 20 năm bố mẹ tôi tạo lập được một số tài sản. Năm 1999 bố tôi mất, mẹ và tôi vẫn ở tại ngôi nhà của bố mẹ. Đến đầu năm 2000 mẹ tôi mất, cả bố và mẹ đều không để lại di chúc. Hiện nay tôi vẫn đang ở ngôi nhà mà cha mẹ để lại nhưng từ ngày mẹ tôi mất, con riêng của bố tôi lấy lý do tôi là phận gái nên không được ở trên phần đất của bố mẹ để lại và yêu cầu tôi tìm chỗ ở mới.
Xin hỏi người con riêng của cha tôi có quyền gì đối với tài sản mà bố mẹ tôi để lại không?
Thanh Hằng (Quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Hỏi: Trong các vụ án tranh chấp về nhà, đất tòa án có bắt buộc phải định giá tài sản hay không? Trong điều kiện giá cả thị trường không ổn định thì việc định giá đúng giá trị của tài sản mà thẩm phán hay cán bộ tòa án trong Hội đồng xét xử vụ việc khi định giá tài sản liệu có công tâm?
N.T.A.S (Tập thể Đại học Xây dựng, HN)
Anh trai tôi kết hôn đến nay đã được 10 năm, và sinh được 2 cháu. Nhưng nay hai người sống với nhau không được hạnh phúc nữa và muốn ra tòa ly hôn. Trước khi kết hôn bố mẹ tôi có trao tặng cho anh tôi một mảnh đất xây nhà 1 tầng. Nhưng trong 10 năm nay hai người chỉ bỏ tiền ra để xây dựng lại công trình phụ, chiếc xe máy anh tôi bỏ tiền ra mua nhưng đứng tên chị dâu tôi và một số đồ dùng trong gia đình. Tôi muốn biết có cái gì là tài sản chung và có cái gì là tài sản riêng không?
Trong một số vụ án về mua bán người xảy ra tại tỉnh Hà Giang, bị cáo có hành vi dùng vũ lực bắt cóc phụ nữ đem sang Trung Quốc bán. Toà án tỉnh Hà Giang chỉ xét xử được về tội mua bán người, còn hành vi dùng vũ lực bắt cóc người thì không xử lý được. Hành vi đó có cấu thành tội bắt cóc người để chiếm đoạt tài sản không?
“Cha mẹ tôi qua đời để lại căn nhà cho các con (trong đó có người ở nước ngoài). Vậy người ở nước ngoài có được hưởng di sản trong nước không? Họ có thể để lại phần tài sản được hưởng cho anh em trong nước không?" (Bùi Tấn Hoàng, 12/8 Lê Thị Hồng Gấm, TP Mỹ Tho, Tiền Giang).
Con trai tôi vừa phạm tội cướp tài sản khi cháu mới hơn 15 tuổi. Xin cho hỏi, theo pháp luật thì tội cướp tài sản sẽ bị xử phạt như thế nào? Trường hợp con tôi phạm tội còn ở tuổi vị thành niên thì pháp luật quy định việc xử phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ra sao?
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 280 Bộ luật hình sự được quy định như thế nào?