Chị tôi cho người quen vay tiền nhưng không có khả năng trả nợ và đã được Toà án giải quyết bằng một bản án bên vay tiền phải trả số tiền được tính theo lãi suất Ngân hàng. Nhưng trong bản án của Toà án không ghi tài sản để đảm bảo thi hành án vì đối tượng không có mặt trong phiên toà xét xử. Sau đó chị tôi cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án bên vay nợ đang có tài sản là nhà và đất hợp pháp nhưng đang cầm cố cho một người khác. Cơ quan Thi hành án đã có công văn ngăn chặn việc chuyển nhượng, mua bán số tài sản nói trên. Sau đó bên đang cầm cố nhà và đất khởi kiện ra Toà, khi có bản án cơ quan Thi hành án tỉnh lại ra thông báo bán ngôi nhà trên để đảm bảo thi hành án cho người khởi kiện sau.
Xin hỏi: Trong trường hợp này khi cơ quan Thi hành án bán nhà để đảm bảo thi hành án cho người khởi kiện sau thì chị tôi có được thanh toán một phần nợ từ tài sản đó không? Nếu được thì chị tôi phải làm những thủ tục gì? Cơ quan Thi hành án phải làm thủ tục gì để đảm bảo việc thi hành Quyết định của Toà án đã có hiệu lực.
Tôi ký hợp đồng với một công ty, trong đó có qui định về việc tôi thế chấp tài sản cho công ty để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, công ty lại yêu cầu tôi phải giao tài sản thế chấp cho công ty giữ. Xin hỏi như vậy có phù hợp với qui định pháp luật không? Có nhất thiết phải thế chấp tài sản là bất động sản hay không, pháp luật qui định cụ thể như thế nào?
Công ty TNHH A có vay của ngân hàng số tiền là 20 tỷ, có thế chấp tài sản là căn nhà của bà B (đồng thời là giám đốc công ty A luôn). Sau đó công ty làm ăn thua lỗ nên bà B (đồng sở hữu căn nhà trên và là đại diện hợp pháp của các đồng sở hữu khác) có phối hợp cùng ngân hàng bán căn nhà trên cho một người khác và có công chứng hợp lệ, ngày công chứng là ngày 6/11. Người mua đã chuyển khoản thẳng số tiền vào tài khoản của ngân hàng, tổng cộng bán được 21 tỷ (trong khi cả gốc và lãi là 22 tỷ), phần còn lại thỏa thuận sẽ trả sau. Hợp đồng ghi tên người bán là Bà B và người mua, tuy nhiên do ngân hàng đứng ra làm thủ tục. Khi đi đăng bộ thì bị cơ quan thi hành án ra quyết định ngăn chặn chuyển nhượng, mua bán nhà, lý do: bà B này đã bị xử thua kiện, phải trả cho bà C (bên được thi hành án) 3 tỷ đồng, vì vậy bà B yêu cầu bên thi hành án ra quyết định ngăn chặn việc bán căn nhà trên do bà B chỉ có một tài sản duy nhất là căn nhà này.
Xin hỏi: Việc ra quyết định trên có đúng không? Theo Luật Thi hành án dân sự thì tài sản đang thế chấp cầm cố mà không đủ để thanh toán nợ thì không được đem ra kê biên. Tuy nhiên khi liên hệ với Chấp hành viên thì được trả lời, nếu là ngân hàng đứng ra bán tài sản thì không kê biên, còn trên hợp đồng là bà B bán. Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của người mua?
Tôi là người được thi hành án. Thi hành án thị xã Tây Ninh đã tiến hành kê biên tài sản của bà T (người phải thi hành án) vào tháng 08/2010. Sau khi kê biên, thi hành án thị xã Tây Ninh lại không tiến hành định giá để bán đấu giá. Sau nhiều lần tôi thắc mắc thì thi hành án thị xã trả lời tài sản của bà T đang thế chấp ngân hàng. Tháng 05/2011, tôi phát hiện bà T đã tiến hành công chứng bán đất mà thi hành án thị xã kê biên cho người khác, tôi liền báo cho THA thị xã biết thì THA thị xã trả lời tôi như sau: Ngân hàng đã đồng ý cho bà T tự bán tài sản mà bà đã thế chấp để trả nợ ngân hàng chứ ngân hàng không bán đấu giá như thông báo. Sau đó, thi hành án thị xã có quyết định giải tỏa kê biên đối với tài sản của bà T và có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép bà T làm thủ tục sang nhượng đất cho người mua. Họ trả đơn yêu cầu thi hành án của tôi vì lý do bà T hết tài sản. Xin hỏi:
1/ Thi hành án thị xã tây ninh cho rằng bà T được quyền tự bán tài sản để trả nợ ngân hàng theo Nghị định 163/2006 như vậy có đúng không?
2/ Sau khi bà T tự bán tài sản thế chấp cho ngân hàng (cũng là tài sản đang bị kê biên để THA) để trả nợ cho ngân hàng thì tài sản này thuộc quyền của bà T hay tài sản của người mua (khi bà T ra công chứng bán đất cho người mua thì tài sản phần đất này đang bị THA kê biên?
3/ Bây giờ tôi phải làm vì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình? Tôi có quyền yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng công chứng mua bán đất giữa bà T với người mua không? Hay là yêu cầu THA thị xã tiếp tục xử lý tài sản của Bà T (bị kê biên trên) để thi hành án cho tôi?
1. Đăng ký thế chấp được quy định trong Bộ luật Dân sự có phải là quy định bắt buộc không?
2. Việc cá nhân với cá nhân thực hiện việc vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất và đã được công chứng, nhưng không thực hiện việc đăng ký thế chấp. Sau khi bên vay (bên thế chấp) không trả được nợ, nên bên cho vay (bên nhận thế chấp) đã khởi kiện ra tòa. Tại quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án ghi: sau khi bên vay trả hết nợ gốc và lãi cho bên cho vay, thì bên cho vay trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên vay. Do bên vay làm ăn thua lỗ, nên đang phải thi hành nhiều bản án. Khi ra quyết định kê biên đối với quyền sử dụng đất đang thế chấp nêu trên thì có 3 người cùng là người được thi hành án ở 3 bản án, quyết định khác nhau. Như vậy trong trường hợp này người cho vay có nhận thế chấp GCNQSD đất có được ưu tiên thanh toán hay không?
Em thế chấp nhà đất cho Ngân hàng để bảo đảm cho hợp đồng tín dụng (mã số HDTD/2013), khoản vay 1 tỷ đồng, thời hạn vay 6 tháng. Khi công chứng hợp đồng thế chấp, Văn phòng công chứng thu phí công chứng 1 triệu đồng. Sáu tháng sau em có nhu cầu vay tiếp, Ngân hàng đã cũng đồng ý cho em vay 1 tỷ đồng và hai bên ký kết hợp đồng sửa đổi hợp đồng thế chấp nêu trên để bảo đảm cho hợp đồng tín dụng mới (mã số HDTD/2013-1), hợp đồng tín dụng cũ (có mã số HDTD/2013) đã thực hiện xong nên không đưa vào hợp đồng sửa đổi hợp đồng thế chấp nữa. Công chứnghợp đồng sửa đổi hợp đồng thế chấp nêu trên, Văn phòng công chứng thu phí công chứng 1 triệu đồng, chứ không thu 40 nghìn đồng. Văn phòng công chứng giải thích là mặc dù giá trị khoản vay đều là 1 tỷ VND, nhưng đây là hai khoản vay khác nhau được thể hiện trên hai hợp đồng tín dụng có mã số khác nhau, nên được coi là sửa đổi tăng giá trị khoản vay (theo giá trị hợp đồng tín dụng mới là 1 tỷ đồng). Như vậy có đúng không? Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Gửi bởi: Hoàng Thị Hòa
Cho em xin hỏi bố mẹ em có ủy quyền cho một người bạn sổ đỏ nhà và đất để thế chấp ngân hàng và đã chậm nộp lãi và gốc nên bây giờ cơ quan thi hành án kê biên cưỡng chế và đấu giá tài sản thì nếu vậy bên đấu giá thẩm định giá thì số tiền dư khi bán nhà và đất thì bên nào sẽ được nhận số tiền dư đó? Vì khi thế chấp chỉ có 50% thôi.
Tôi có mua một mảnh đất (86m2 trong diện tích cả mảnh 230m2). Nhưng mảnh đất đó đang thế chấp ngân hàng nên hai bên mua và bán đã làm biên bản thỏa thuận mua bán, có nội dung khi đến hết hạn phải trả ngân hàng, bên bán phải có trách nhiệm lấy sổ đỏ ra và tách sổ sang tên cho bên mua. Vậy xin hỏi khi quá hạn mà người bán không thanh toán được cho ngân hàng thì xử lý thế nào? Tôi phải làm những gì? Xin cảm ơn.
Gửi bởi: Phạm Trí Minh
Các bước xử lý tài sản thế chấp của bên thứ 3 khi chủ dự án vay vốn bỏ trốn khỏi địa phương và dự án vay vốn đã chuyển sang nợ quá hạn?
Gửi bởi: phạm bá cuong
Cách đây 1 năm, tôi có nhu cầu tài chính nên đã vay tiền tại Ngân hàng do anh họ tôi làm Giám đốc. Tài sản thế chấp là sổ đỏ của gia đình do bố mẹ tôi ủy quyền. Anh họ tôi có đặt vấn đề cần vay giúp anh thêm một số tiền 500 triệu. Tôi đã đồng ý và làm hợp đồng riêng để vay giúp anh tôi khoản tiền trên. Trong quá trình phía Ngân hàng đi làm thủ tục công chứng sổ đỏ là tài sản thế chấp, do sổ đỏ của gia đình tôi thiếu một số giấy tờ kèm theo nên không thể làm thủ tục công chứng được. Tuy nhiên bản thân tôi lại không biết điều này, vì anh họ tôi không cho biết mà vẫn ký hợp đồng cho tôi vay và nhận tiền (hiện tôi vẫn còn giữ giấy tờ nhận tiền của anh tôi).Sau đó, phía cán bộ tín dụng ngân hàng có thông tin cho bố mẹ tôi biết việc không thực hiện công chứng sổ đỏ được, nên yêu cầu anh rể tôi trả lại sổ đỏ cho gia đình và sớm trả ngay khoản vay 500 triệu nói trên. Anh rể tôi đã mượn lại sổ đỏ để trả cho bố mẹ tôi, tuy nhiên khoản vay trên vẫn không trả cho ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, do làm ăn thua lỗ cũng như có một số sai phạm trong công tác quản lý tín dụng, anh rể tôi đã bị cất chức và hiện không có khả năng trả khoản nợ nói trên. Sau đó, tôi được phía Ngân hàng thông báo hiện các khoản vay của tôi (gồm cả khoản vay giúp anh họ tôi) chưa có tài sản đảm bảo. Tôi xin tư vấn giúp nội dung sau: 1. Hợp đồng tín dụng đã ký giữa tôi và ngân hàng, tuy nhiên tài sản thế chấp không qua công chứng có hợp pháp hay không? 2. Trong trường hợp anh tôi không có khả năng trả nợ (tôi ký hợp đồng, anh tôi vay lại), và tôi cũng không có khả năng với khản vay của anh tôi. Thì hướng xử lý như thế nào? Liệu tài sản thế chấp chưa qua công chứng, sổ đỏ trả lại gia đình tôi rồi thì có bị thu hồi cho Ngân hàng hay không? 3. Trách nhiệm của các bênnhư thế nào? (gồm trách nhiệm Ngân hàng, trách nhiệm Giám đốc ngân hàng, trách nhiệm của tôi là bên vay?) xin trân trọng cám ơn sự tư vấn của quý vị.
Gửi bởi: Khánh
Hiện em đang thuê một căn nhà với thời hạn 5 năm để kinh doanh khách sạn. Chủ nhà đang thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Em xin hỏi, nếu chủ nhà không trả được nợ, ngân hàng có được phát mãi tài sản đó trong khi em còn hạn thuê nhà không? Em xin cảm ơn.
Gửi bởi: Trần Ngọc Tuấn
Tôi có nhận thế chấp 1 căn nhà bằng giấy viết tay trong vòng 3 năm, bắt đầu từ tháng 2/2012 với ông A. Nguồn gốc ngôi nhà là: nhà của cha mẹ cho 2 anh em ông A (có công chứng). Trong hợp đồng thế chấp thì ông A ký hợp đồng, và người em là người làm chứng. Khi nhận thế chấp thì tôi ký hợp đồng cho ông A thuê nhà đó. Sau khi tìm hiểu thì được biết ông A đã bán nhà này cho người em. Tôi phải liên hệ với ai và làm như thế nào để xác định nhà đã chuyển nhượng cho em trai. Tôi có thể tới nhà đó để ở hay cho người khác thuê không vì trong hợp đồng thế chấp có ghi: trong thời hạn 3 năm có quyền sử dụng nhà. Tôi phải làm như thế nào để lấy lại tiền nhận thế chấp nhà, hoặc lấy nhà theo hợp đồng thế chấp được không?
Gửi bởi: Thanh Thanh
Tôi làm ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh. Tôi nhận một bộ hồ sơ đăng ký thế chấp, trên hợp đồng thế chấp và đơn đăng ký thế chấp có mô tả tài sản thế chấp là: công trình xây dựng: nhà xưởng, nhà ăn, nhà làm việc với tổng diện tích là 3.178m2 trong khuôn viên đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi trình hồ sơ cho Lãnh đạo thì Lãnh đạo lại yêu cầu sửa lại đơn đăng ký phần mô tả tài sản thế chấp là: công trình xây dựng (nhà xưởng, nhà ăn, nhà làm việc) theo bản vẽ thiết kế, hồ sơ kinh tế-kỹ thuật, dự toán. Nhưng không yêu cầu thay đổi trong hợp đồng thế chấp. Tôi thấy làm vậy không đồng nhất nhưng Lãnh đạo nói hợp đồng là của bên công chứng còn bên mình chỉ kiểm tra đơn yêu cầu. Xin hỏi cùng một tài sản nhưng cách mô tả trong đơn đăng ký và trong hợp đồng khác nhau có được không? Có quy định nào hướng dẫn về vấn đề này không?
Gửi bởi: Võ Duy Hải
A mua nhà của B đã 10 năm nhưng không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở. A vay tiền của ngân hàng thì A có thể thế chấp ngôi nhà để vay tiền ngân hàng không?
Gửi bởi: Hoàng Tú
Theo quy định của pháp luật khi hộ gia đình vay Ngân hàng thì những thành viên trong gia đình từ độ tuổi bao nhiêu sẽ có quyền ký hợp đồng vay nợ Ngân hàng và hợp đồng thế chấp tài sản.
Gửi bởi: Vũ Việt An