Tôi được biết trong thời gian vừa qua nhiều hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra rất nghiêm trọng và tinh vi, diễn ra ở hầu hết các công đoạn trong chuỗi hình thành nên thực phẩm từ việc nuôi trồng, chế biến, bảo quản, cung cấp, bán thực phẩm đang hàng ngày, hàng giờ xâm hại tính mạng và sức khoẻ của người tiêu dùng. Thế nhưng theo phản ánh của cơ quan truyền thông thì việc xử lý chủ yếu là phạt vi phạm hành chính với mức phạt rất nhẹ, khó xử lý về hình sự nên chưa đủ sức răn đe. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016), thì những hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có những quy định xử phạt rất cụ thể và có sức răn đe mạnh mẽ. Đây là một trong những điểm khác biệt so với Bộ Luật hình sự hiện hành. Đề nghị cho biết những quy định cụ thể về tội này?
Hỏi: Chị Quý, bán hàng rong một số thức ăn nhanh. Chị Quý nghe người ta nói: Muốn kinh doanh mặt hàng ăn uống thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Xin hỏi, trường hợp của chị Quý có cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Hỏi: Anh Bằng, việt kiều Mỹ, trong chuyến thăm Việt Nam sắp đến anh Bằng dự định mang theo một số thực phẩm để tiêu dùng cá nhân. Anh Bằng hỏi, các loại thực phẩm mang theo của người nước ngoài để tiêu dùng cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam có phải kiểm tra an toàn thực phẩm không?
Hỏi: Anh Hùng, chuẩn bị khai trương cửa hàng kinh doanh sữa chế biến. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình bày bán, bảo quản mặt hàng này, anh Hùng hỏi, cửa hàng kinh doanh sữa chế biến của anh Hùng phải đảm bảo các điều kiện nào?
Hỏi: Chị Lân, chủ quán cơm bình dân, quán của chị Lân có quy mô kinh doanh khoảng 20 suất ăn/lần phục vụ. Với quy mô kinh doanh như vậy, quán cơm bình dân của chị Lân chịu sự quản lý an toàn thực phẩm của cơ quan nào? Định kỳ hàng năm quán của chị Lân sẽ được kiểm tra về an toàn thực phẩm bao nhiêu lần?
Hiện tại doanh nghiệp của chúng tôi đang tiến hành xin chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất nước ươi đóng chai. Theo như chúng tôi được biết thì Sở Công Thương sẽ cấp giấy này cho cơ sở của chúng tôi. Tuy nhiên, một vấn đề phát sinh khi soạn hồ sơ là chúng tôi đang thiếu giấy Tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho Chủ doanh nghiệp và những người trực tiếp sản xuất tiếp xúc thực phẩm. Tôi không biết quy trình nộp hồ sơ và cấp như thế nào? Thời gian khoảng bao lâu thì chúng tôi sẽ có giấy này kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ?
Công ty mình là Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ sản xuất Hương Thủy. Trước đây công ty mình đã từng làm Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm đến tháng 12/2015 là hết hạn. Do mình mới tiếp nhận công việc nên mình chưa hiểu thủ tục đăng ký lại.
Hiện tại công ty chúng tôi đang kinh doanh cửa hàng bán tổng hợp nhiều mặt hàng tại khu vực cách ly quốc tế nhà ga T2 Nội Bài. Qua nghiên cứu Thông tư số 58/2014/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02 năm 2015. Căn cứ theo thực tế hành hóa hiện nay công ty đang kinh doanh đối chiếu với phần c, mục 3, điều 2 và mục 3, 4 điều 3 của Thông tư này thì chúng tôi sẽ phải thực hiện như kết luận của điều 2 phải không? Tôi xin trích"Các đối tượng được quy định tại Khoản này phải đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo phân cấp quản lý." Và cũng xin hỏi hai câu cuối cùng là nếu làm đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền nào tại Sân bay Nội bài ( địa phương là Sóc sơn Hà Nội)? Thủ tục làm đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm phải làm nhu thế nào?
Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Xin hỏi quý báo, quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?
Lê Văn Cần (Cầu Giấy, Hà Nội)