Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Luật gia Ngô Thị Phi - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định: “ Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ đó là thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Như vậy có thể hiểu, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (bị coi là phạm tội) là hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ đó là thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Thực phẩm bao gồm thức ăn, uống, hút… cần thiết cho cuộc sống con người. Thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn là thực phẩm khi đưa chúng vào cơ thể sẽ nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người. Để xác định thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn phải căn cứ vào từng loại thực phẩm có các tiêu chuẩn cụ thể khác nhau.
Tội phạm này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Khi xem xét tội phạm thì phải xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn với hậu quả gây nên thiệt hại cho tính mạng, hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Tội phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Người phạm tội phải là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi luật định. Họ thường là những người tham gia các hoạt động chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm.
Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là tội phạm nghiêm trọng với khung hình phạt (cơ bản) là bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tuy nhiên chiếu theo mức theo nghị định mới nhất của Chính phủ về hành vi sử dụng loại có chứa chất độc trong chế biến thực phẩm trên mức phạt sẽ là 70 - 100 triệu đồng. Mức phạt đối với việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép cũng lên tới 30 - 40 triệu đồng, là mức phạt đã được nâng lên so với quy định cũ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?