Các dấu hiệu của tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có các dấu hiệu cơ bản sau đây:
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm mà người thực hiện hành vi của mình là do vô ý và không có trường hợp nào là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tuy trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe cảu con người nhưng khách thể của tội phạm này không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người, vì tính mạng, sức khỏe của con người cũng như hậu quả của hành vi vi pham quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cái mà tội phạm nhằm vào là trật tự quản lý của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối tượng tác động của tội phạm này là thực phẩm mà người phạm tội thông qua đó xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối tượng tác động của tội phạm này là thực phẩm mà người phạm tội thông qua đó xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước. Hành vi vi phạm được biểu hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Chế biến thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn;
- Cung cấp hoặc bán thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dung.
Nếu hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng thì người có hành vi chưa bị coi là người phạm tội.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan là dấu hiệu bắt buộc, đó là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này do Chính phủ hoặc do Bộ Y tế ban hành, vì vậy khi xác định hành vi đã vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sịnh an toàn thực phẩm hay chưa cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với từng loại thực phẩm do Nhà nước quy định.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tôi phạm
Mặc dù điều luật quy định người thực hiện hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm phải biết rõ là thực phẩm do mình chế biến, cung cấp hoặc bán không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, nhưng không phải vì thế mà cho rằng tội phạm này là do cố ý, vì người phạm tội tuy biết rõ thực phẩm do mình chế biến, cung cấp hoặc bán không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn có thể gây cho người tiêu dùng chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?