Người bệnh có thẻ BHYT được chuyển tuyến điều trị trong trường hợp nào?
Người bệnh có thẻ BHYT được chuyển tuyến điều trị trong trường hợp nào?
Người có thẻ BHYT thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT ở đâu? Sau bao lâu người bệnh có thẻ BHYT nhận được tiền thanh toán chi phí KCB BHYT theo hình thức thanh toán trực tiếp?
Thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí KCB cho người có thẻ BHYT được quy định như thế nào?
Thẻ BHYT là gì?
Trường hợp nào thẻ BHYT không có giá trị sử dụng?
Bị mất thẻ BHYT có được cấp lại không, thủ tục như thế nào và có ảnh hưởng đến quyền lợi không?
Người tham gia BHYT được đổi lại thẻ BHYT trong trường hợp nào và cần có những thủ tục gì, có ảnh hưởng đến quyền lợi không?
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được xác định như thế nào?
Trẻ em đủ 72 tháng tuổi nhưng chưa đến kỳ nhập học thì giá trị của thẻ BHYT tính thế nào?
NLĐ đã được NSDLĐ đóng BHYT thì sau bao lâu được cấp thẻ? Quy trình cấp thẻ thế nào? Quyền lợi khám chữa bệnh có được đảm bảo như khi tham gia BHYT tự nguyện hay không? Trân trọng!
Tôi tên Hồ Văn Hai và có đóng BH đầy đủ, đăng ký khám chữa bệnh theo BHYT tại Bệnh Viện Q.10 TP. Hồ Chí Minh. Cho Tôi hỏi trường hợp này, tôi có tìm hiểu thông tin về : Người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu và không có “Giấy chuyển tuyến” (trừ trường hợp cấp cứu và các trường hợp quy định tại các điểm 1 trên), trình thẻ BHYT ngay khi đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT quy định và mức hưởng theo tỷ lệ như sau: a) Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/ 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện: 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú từ ngày 01/01/2016. 3. Trường hợp người bệnh tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng, phần chênh lệch nếu có người bệnh tự thanh toán với cơ sở y tế. Nhưng ngày 16/05/2016 khi tôi đến khám chữa bệnh tại Răng Hàm Mặt Trung ương Tp.HCM thì không được thanh toán bằng bảo hiểm y tế và họ có yêu cầu tôi xuất trình giấy chuyển tuyến. Mong cơ quan BH có thể giải đáp thắc mắc này giùm tôi không ạ, Tôi xin cảm ơn.
Tôi là hưu trí sinh ngày 12/02/1956. Công ty có làm hồ sơ hưu báo giảm cho tôi từ tháng 03/2016. Lúc làm hồ sơ giảm thì tôi không trả thẻ BHYT có giá trị đến 30/06/2016. Đến nay khi tôi đã có quyết định hưởng hưu từ ngày 01/03/2016, thì công ty bắt tôi phải đóng tiền BHYT đến hết 30/06/2016, vì lý do tôi không trả thẻ. Xin BHXH TPHCM cho tôi hỏi tôi bị truy thu như vậy có đúng không? vì theo tôi biết khi được hưởng lương hưu không phải đóng BHYT.
Hiện tại BHXH đang cho sử dụng hồ sơ điện tử (cho loại 103) rất tiện ích. Tuy nhiên, đơn vị gặp lúng túng trong việc sử dụng và trả thẻ bhyt do các cán bộ thu trả lời khác nhau, vậy đơn vị xin hỏi thông tin để chốt lại câu trả lời chính xác và làm căn cứ để đơn vị có thể nói chuyện với cán bộ thu: 1. Đơn vị đóng dấu hạn sử dụng cuối rồi mới báo giảm, vậy khi trả thẻ thì có phải trả lúc nào cũng không bị trừ tiền 4.5% đúng không? 2. Đơn vị không đóng dấu hạn sử dụng cuối và sau đó có làm hồ sơ điện tử. Vậy, đơn vị đưa thẻ bhyt cho bưu điện vào đúng hoặc trước ngày cuối của tháng báo giảm là không bị trừ 4.5% tiền thẻ đúng không? Ví dụ: nhân viên giảm từ tháng 5 và làm hồ sơ điện tử thì trả thẻ vào ngày 31/5 hoặc trước ngày 31/5 thông qua bưu điện là không bị trừ tiền thẻ bhyt. 3. Khi trả thẻ, có trường hợp đơn vị bị thu tạm tiền thẻ đến hết giá trị của thẻ. Vậy cho hỏi khi nào thì đơn vị bị tạm thu vì đơn vị không muốn bị ghi nhận nợ tiền bảo hiểm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên. 4. Đơn vị thường báo tăng cho tháng vào ngày 15 hằng tháng, ví dụ như tăng từ tháng 5 thì báo hồ sơ 103 ngày 15/5. Do đó, khi phát hành thẻ bhyt thì ngày phát hành có thể là 25/5. Vậy, từ ngày 1 -> 24/5 mà nhân viên đi khám thì lấy hóa đơn về có được thanh toán lại tiền bảo hiểm hay không? 5. Đơn vị được đóng chậm tiền bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp 30 ngày mà không bị tính lãi có đúng không? Mong cơ quan bhxh trả lời sớm để đơn vị có thể tuân thủ theo quy định mà không phải hỏi các cán bộ thu nhiều. Xin cảm ơn.
Kinh gui cac a/c phu trach BHYT E ko biet ro ai la nguoi dc quyen ban hanh quy dinh ve BHYT.E dong y la co rat nhieu che do chinh sach cho nguoi dan Song mat khac co nhung ong ba da hon 60 tuoi lai ko dc nam trog che do nao,ho khau gia dinh thi dong ko co kha nang mua het BHYT.Tuoi gia lai hay dau benh thi sao ko the ban hanh ngoai le cho nhung ong ba tren 60 tuoi dc mua cho ca nhan ho,ko phai bat buoc phai mua het gia dinh thi ho moi duoc mua. E nghi sao thi noi the neu co gi ko dung cac a/c bo qua.Do ko chi la ca nhan ma e da tiep xuc rat nhieu nguoi.Neu duoc vay ho se rat vui va chan thanh cam on
cho tôi hỏi, đến cuối tháng 6 này công ty phải gia hạn thẻ BHYT cho nhân viên, để đảm bảo cho nhân viên nhận được thẻ vào ngày 01/07/2016, thì ngay bây giờ tôi làm thủ tục luôn được không? Nếu được, thì cần những hồ sơ nào? Cảm ơn cơ quan.
Đại diện cho tập thể người lao động của công ty TNHH Max Planning ViNa Do tình hình chung về vấn đề nợ BHXH,BHYT,BHTN của các doanh nghiệp . Công ty nơi Chúng tôi làm việc do nợ BHXH,BHYT,BHTN 2 tháng 11,12/2014.Vừa qua do hết hạn thẻ BHYT của năm 2014 và công ty Tôi có gia hạn thẻ 2015 và đã có thẻ sử dụng của 2015.Nhưng do nợ nên Công ty Chúng Tôi không được nhận thẻ 2015.Là lao động chúng Tôi rất cần đến sự hổ trợ của chế độ BHYT trong vấn đề ốm đau.Nhưng đến nay đã 1 tháng trôi qua rồi Chúng tôi chưa có thẻ để sử dụng.Là những lao động của công ty và chúng tôi cũng hiểu và chia sẻ phần nào về vấn đề nợ cụ thể là trong tháng 11 vừa qua công ty có chuyển thanh toán 765.000.000 đồng cũng đã giải quyết một số về nợ.Công ty chúng tôi cũng có phương án trả nợ nhưng do gần tết còn phải lo đời sống người lao động nên chưa kịp thanh toán tiếp.Để tạo điều kiện cho chúng tôi được sử dụng thẻ .Hãy giúp chúng tôi để chia sẻ bớt gánh nợ của công ty. Và cho chúng tôi biết có quy định nào về nợ là không được nhận thẻ BHYT ,trong khi khoản nợ đó được thu lãi vàtheo tôi được biết thì BHYT,BHTN thì ưu tiên thu trước. rất mong được sự quan tâm
Chuyển bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Kính gửi: Lãnh đạo BHXH TP Đà Nẵng. Tôi muốn hỏi hồ sơ, thủ tục để chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho con từ Quảng Nam ra Đà Nẵng như sau: Con tôi sinh năm 2013 và được cấp thẻ BHYT đến năm 2019 mới hết hạn. Nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu là Trạm y tế xã Quế Xuân, Quế Sơn, Quảng Nam. Nay tôi muốn chuyển thẻ BHYT cho con từ Quế Xuân, Quế Sơn, Quảng Nam ra Tổ 23 Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng (vợ chồng tôi đã có nhà, đã có sổ tạm trú, đang chờ tạm trú đủ 2 năm thì đăng kí thường trú). để tiện việc thăm khám cho trẻ và hưởng các quyền lợi từ thẻ BHYT. Vậy tôi muốn thực hiện việc chuyển BHYT cho con thì cần hồ sơ, thủ tuc như thế nào. Kính mong BHXH TP Đà Nẵng cho tôi biết. Trân trọng cám ơn.
Em tên là Duy Hải,Hiện là sinh viên năm 1 trường đh ngoại ngữ tin học TP HCM em có vấn đề muốn hỏi là việc thay đổi nơi kham chữa bện trên thẻ BHYT của HS-SV .Theo em được biết là việc này làm theo mỗi quý,nhưng hiện tại em cần thay đổi nơi khám bệnh thật gấp từ phòng khám đa khoa Bình Phước về Bệnh viện tuyến quận 1,vì em đang chữa trị bệnh tại đây vào ngày 1/7/2016 thì khi chữa trị ARV tại các bệnh viện tuyến quận xuất trình thẻ BHYT .Không biết các vị có thể giúp đỡ cho em được không ?
Lao động nữ Cty em đa phần quê tận Miền Trung, Bắc, Tây đến BD để làm việc. Khi sinh con cần có sự chăm sóc của Ông/ Bà nội ngoại. Nên về quê để sinh con. Vậy bạn A sử dụng hạn thẻ BHYT là 3 tháng từ tháng 04 đến tháng 06/2013 và nơi đăng ký KCB là tại BD. Dự sinh đầu tháng 06/2013 và cuối tháng 05/2013 bạn A phải về quê để chuẩn bị sinh. Nhưng thẻ BHYT không thay đổi được nơi KCB cho tháng 06/2013. Thì lúc sinh bạn A trình thẻ BHYT sẽ là trái tuyến và chỉ được hỗ trợ 50% chi phí sinh đối với cơ sở KCB cấp II (nếu sinh mổ chi phi là khá cao). Như vậy BHXH Bình Dương có thể hỗ trợ cho thai sản khi về quê sinh con như trường hợp của bạn A, mà không phải bị trái tuyến khi sử dụng thẻ BHYT để sinh con.