đổi lại thẻ BHYT trong trường hợp nào
- Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp:
+ Rách, nát hoặc hỏng;
+ Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
+ Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
- Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Đơn đề nghị đổi thẻ BHYT(theo mẫu do tổ chức BHXH cung cấp);
+ Thẻ BHYT.
+ Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi thông tin (nếu có thay đổi về thông tin).
- Người được đổi thẻ BHYT do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Mức phí thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHXH phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT.
Thẻ BHYT bị thu hồi, tạm giữ trong trường hợp nào?
- Thẻ BHYT bị thu hồi trong trường hợp:
+ Gian lận trong việc cấp thẻ BHYT;
+ Người có tên trong thẻ BHYT không tiếp tục tham gia BHYT.
+ Cấp trùng thẻ BHYT.
Thẻ BHYT bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác. Người có thẻ BHYT bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?