Việc người sử dụng lao động sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi có hợp pháp hay không?
Trường chúng tôi có cô giáo ký hợp đồng làm việc 3 năm (không có quyết định tuyển dụng) đến ngày 31/12/2012 là hết hạn hợp đồng. Hiện nay cô đang có thai, do điều kiện nhà trường có khó khăn nên tôi dự kiến chấm dứt hợp đồng làm việc vào ngày 31/12/2012 thì có được hay không?
Tôi đang làm tại doanh nghiệp. Tháng 08/2013 tôi sinh con thứ nhất. Theo luật khi đó, tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản 4 tháng, đến tháng 02/2014 tôi đi làm trở lại. Khi đó công ty phát hiện ra vài sai phạm của tôi trong quá trình làm việc và cho biết sẽ xử lý kỷ luật buộc thôi việc tôi. Đồng thời xem xét tôi đang nuôi con nhỏ nên công ty hỗ trợ 2,3 tháng lương để xin việc (chờ việc mới). Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi bị chấm dứt HĐ như vậy có sai quy định không ạ? Hiện tại tôi đang đứng kề sự thất nghiệp mà lại rất khó xin việc khác vì con tôi đang còn nhỏ quá, xin được sự giúp đỡ.
Tôi là Chủ tịch Hội Phụ nữ ở xã. Về tuổi đời đến tháng 9/2016 đủ tuổi về hưu. Về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội, tôi có thời gian giãn đoạn và đã được cộng nối. Nay xin hỏi những quy định của luật về điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ nữ ở xã, phường?
Xin hỏi Luật sư ! Công ty tôi có 2 trường hợp xin Luật sư tư vấn như sau : (Đây là doanh nghiệp Công ty Cổ Phần) * Trường hợp 1 : Công nhân Nam có ngày, tháng sinh là ngày 01/01 đến ngày 01/01/2016 là đủ 55 tuổi để hưởng lương hưu hàng tháng (55 tuổi đối với với nam làm công việc đặc biệt đặc nhọc, độc hại). Như vậy theo thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/12/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 thì công nhân Nam này được nghỉ hưu vào ngày 01/02/2016. Vậy khi Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 và bải bỏ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 thì thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/12/2012 có còn hiệu lực không ? Như vậy công nhân Nnam sẽ được nghỉ hưu vào tháng nào cho đúng với quy định? * Trường hợp 2 : Công nhân Nữ công tác tại doanh nghiệp đến tháng 6/2016 là đủ 50 tuổi để thực hiện hưởng lương hưu hàng tháng (50 tuổi đối với với nữ làm công việc đặc biệt đặc nhọc, độc hại), có thời gian đóng BHXH được 19 năm và 15 năm ngành đặc biệt năng nhọc, độc hại . Nhưng công nhân Nữ muốn tiếp tục làm thêm 01 năm nữa để được 20 năm đóng bảo hiểm xả hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Xin hỏi Luật sư, có thể tiếp tục ký kết HĐLĐ cho công nhân nữ này được không ? Căn cứ văn bản hưởng dẫn nào cho đúng quy định (theo Luật BHXH thì đơn vị không thể bố trí làm công việc khác không nằm trang ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, vì đây là đặc thù của ngành). Xin cảm ơn!
Năm 2013, tôi được tuyển vào làm việc cho một công ty sản xuất về đồ gia dụng với hợp đồng lao động có thời hạn là ba năm. Hiện tôi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vừa qua, công ty nói khó khăn cần tiết giảm nhân sự và muốn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động với tôi và không bồi thường gì. Đề nghị Luật sư cho biết, hợp đồng lao động của tôi có thể bị chấm dứt không và trong trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt thì tôi sẽ được hưởng những chế độ gì?.
Nguyễn Thị Bích, Hải Dương
Kính gửi: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng, Tôi đến từ doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ. Trong quá trình áp dụng Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động thì tôi không biết phải triển khai thực hiện đối với khoản 5 Điều 3 của nghị định này về việc “Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh” như thế nào? Kính mong Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể đế áp dụng tốt nghị định này.
Công ty nơi Tôi làm việc đưa ra thảo luận trước Đại hội công nhân viên chức Nội quy lao động là: Lao động nữ khi vào Công ty làm việc phải 2 năm sau mới được sinh con và sinh đứa con thứ hai sau con thứ nhất là 5 năm. Mặc dù lao động nữ trong công ty chỉ chiếm 1/8. Vây tôi xin hỏi Công ty đưa ra nội quy lao động như vậy có đúng không? Với tôi là một người nữ tôi rất bất bình về vấn đề này. Chị em chúng tôi phải nhờ cơ quan nào can thiệp giúp. Tôi rất mong nhân được trả lời. Xin cảm ơn.
Chị A vào làm việc tại Ngân hàng X từ tháng 10 năm 2012 theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tháng 10 năm 2014, chị A có thai và theo chỉ định của thầy thuốc là nếu chị A tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, chị cần phải nhập viện ngay để điều trị và theo dõi. Do không thể đi làm được nữa, chị A làm đơn gửi Ngân hàng X đề nghị được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngân hàng X cho rằng, chị A đã vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản, khoản 2 Điều 43 Bộ Luật Lao động (2012) nên chị không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Chị A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay sai? Chị có được nhận trợ cấp thôi việc không?
Trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản, công ty đã bố trí người khác thay thế. Sau khi nghỉ thai sản, lao động nữ trở lại làm việc, công ty có quyền điều động lao động nữ đó sang 1 vị trí khác không?
Từ tháng 6/2013, tôi bắt đầu đi làm trở lại sau thời gian nghỉ sinh con 6 tháng. Hằng ngày, Công ty cho phép tôi nghỉ 40 phút, nhưng cuối tháng công ty trừ 50.000 đồng vào tiền lương của tôi với lý do tôi không làm đủ 8 tiếng/ngày. Xin hỏi công ty làm như vậy có đúng không?
Những quy định về đối xử với lao động nữ được Bộ luật Lao động ghi khá rõ nhưng nhiều doanh nghiệp không chấp hành nghiêm, nhất là chế độ thai sản của chị em. Nhiều người bị cho thôi việc ngay khi sinh nở xong. Vậy chúng tôi phải trông cậy vào cơ quan nào để xin được bảo vệ quyền lợi này?