Vấn đề bồi thường dân sự trong vụ án hình sự
18:03 | 30/08/2016
Kính chào Luật sư, Tôi bị xe taxi tông vào xe máy của tôi, khi tôi đang đi đúng phần đường và làn đường của mình. Tôi đang đi thẳng vừa tới ngã tư thì xe taxi rẽ từ trái sang (đi trái đường từ đường bên kia trước khi rẽ trái), lấn trái 100% đường và tông vào tôi. Tôi bị gãy chân phải và điều trị tại Bệnh viện 3 tháng, và điều trị tại nhà thêm 1 tháng nữa. Tôi được đưa đi giám định và tỷ lệ thương tật là 31%. Sau 2 tháng điều tra, cơ quan công an đã chuyển hồ sơ của tôi sang Toà án để xét xử. Toà đã có giấy triệu tập tôi lên toà để xét xử với tư cách là người bị hại trong vụ án TNH (tên của lái xe taxi) vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ (như vậy toà đã công nhận tôi là người bị hại) . Tuy nhiên, Tòa đã tuyên bố hoãn phiên xử vì còn thiếu chứng cứ, và chuyển hồ sơ sang các cơ quan liên quan để điều tra bổ sung, khi nào có kết quả sẽ tiếp tục triệu tập tôi và người gay tai nạn để xét xử, đồng thời cũng vì lý do hai bên chưa thỏa thuận, bồi thường thiệt hại về dân sự. Chỉ có vụ tai nạn giao thông cỏn con mà điều tra 2 tháng không xong? Không lẽ Toà không biết điều 28 Bộ luật TTHS?), mà điều tra chưa xong, vụ án dân sự chưa giải quyết thì Toà triệu tập làm gì???. Theo Bộ luật tố tụng hình sự thì Toà có thể xử song song hai vụ án dân sự và hình sự (điều 28) chỉ khi nào vụ án dân sự chưa đủ chứng cứ mới tách vụ án dân sự ra. Như vậy, theo tôi hiểu thì trong vụ án hình sự có thể áp dụng cả Bộ luật tố tụng dân sự, mà nếu áp dụng được như thế thì theo điều 7 : “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”. Điều tra viên không cung cấp chứng cứ cho tôi khi yêu cầu, Toà án cũng thế. Theo khoản b, điều 51 Bộ luật TTHS thì người bị hại có quyền được thông báo về kết quả điều tra (tôi không biết người bị hại sẽ được thông báo về kết quả điều tra vào lúc nào, trước hay sau khi đã điều tra xong hay sau khi xử xong, thông báo bằng hình thức nào, nhưng là cơ quan nhà nước chắc phải thông báo bằng văn bản?). Theo điều 59, điểm b, khoản 3 thì người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Nhưng khi bị hại không thuê Luật sư, không nhờ người khác bảo vệ quyền lợi của mình thì có các quyền trên hay không? Sau khi điều tra kết thúc, tôi đã làm đơn lên Toà và được biết khi chưa xét xử thì toà không cho sao hồ sơ, kể cả luật sư, nhà báo… để đảm bảo bí mật. Tôi nói đây không phải là vụ án liên quan đến bí mật quốc gia, không cho sao hồ sơ là vô lý. Toà vẫn bảo vệ ý kiến của họ. Một điều nữa tôi xin được hỏi là chi phí bồi dưỡng, mua các dụng cụ, đồ vật khác… không có hoá đơn thì toà sẽ xử như thế nào, vì đây là bồi thường ngoài hợp đồng? Ở Việt Nam, khi mua cơm, mua chăn, màn, sữa, trái cây… thì không thể có hoá đơn được, mà nếu có hoá đơn thì cũng chỉ là hoá đơn thường, mà hoá đơn thường muốn có bao nhiêu mà chẳng được. Hơn nữa, trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng không yêu cầu hoá đơn mà chỉ nói là chi phí hợp lý (điều 609). Nếu không bị tai nạn, tôi sẽ được đi du lịch, khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tiền bồi dưỡng nghiệp vụ… Nếu tôi đưa ra các khoản này thì Tòa có giải quyết không? Còn tiền bồi thường về tinh thần thì giải quyết như thế nào, vì những thiệt hại này có thể là vô giá không thể tính toán? Còn tiền bồi dưỡng hợp lý thì trong Luật không đề cập thời gian đến khi nào thì không bồi dưỡng nữa, và yêu cầu bồi dưỡng thời gian bao lâu (chắc chắn không phải chỉ bồi dưỡng trong thời gian điều trị). Trong thời gian điều trị, theo Bộ luật lao động thì không có lương, làm sao và có phải chứng minh rằng trong thời gian không làm việc thì không có lương không, hay hiển nhiên không làm việc là không có lương? Kính xin quý Luật sư giải thích thêm cho tôi được rõ để cho phiên tòa tới đạt kết quả. Một điều nữa, gia đình tôi đã đấu tranh chống tham nhũng gần 30 năm nay và đã chịu vô vàn cực nhục. Nhiều báo đã đăng, trong đó có báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều lần ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (tôi gửi kèm các bài báo: http://www.dangcongsan.vn/details.asp?id=BT2670840661 ; http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?SearchQuery=%22nguy%E1%BB%85n+l%C3%A2m+s%C3%A1u%22&cboInputMethod=1 Nhưng đến nay vụ việc vẫn dẫm chân tại chỗ, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk vẫn im lặng, không trả lời và không giải quyết. Gia đình tôi đã làm hết cách, vậy gia đình chúng tôi phải làm gì nữa để lấy lại công bằng???
Thời hạn xét xử vụ án hình sự
18:03 | 30/08/2016
Công em bị trộm cắp container trị giá hơn 500 triệu đồng. 2 tháng trước đây, cảnh sát đã bắt đầu điều tra và hiện đã tìm ra thủ phạm, thu hồi về được một phần tài sản bị đánh cắp. Tuy nhiên, phần lớn số container bị mất không thu hồi được do đã được bán cho một người khác, người này đã cắt số container trên làm sắt vụn. Cty em đang thoả thuận về bồi thường với các đối tượng trên, tuy nhiên người phá container làm sắt vụn chỉ đồng ý bồi thường 100 triệu đồng với lý do sắt vụn hiện nay chỉ bán được với giá như vậy, còn thủ phạm đánh cắp container thì kí biên bản đồng ý bồi thường 250 triệu đồng nhưng nguồn bồi thường lại là đất đang trong diện quy hoạch. Cty em rất muốn khiếu kiện đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại, nhưng cảnh sát điểu tra nói vụ án này phải 6 tháng nữa mới có thể đem ra xét xử, thời gian như vậy thiệt hại của công ty em tăng lên rất nhiều do tổn thất trong việc kinh doanh cũng như biến động tăng của giá container trên thị trường. Các anh chị có thể cho em hỏi về thời gian đưa vụ án ra xét xử như vậy có đúng quy định của pháp luật không và Cty em có thể làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình? Nguyễn Thị Vân Anh.
Đâm sập cầu Ghềnh, ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
18:03 | 30/08/2016
Khoảng 10h ngày 20-3, chiếc sà lan lưu thông trên sông Đồng Nai theo hướng từ cầu Đồng Nai về TP Biên Hòa, khi qua cầu Ghềnh (cây cầu huyết mạch của tuyến đường sắt Bắc - Nam) đã đâm vào trụ cầu khiến cầu bị sập nhịp 2 và nhịp 3 (trong đó, nhịp 3 chìm xuống sông). Công an tỉnh Đồng Nai sau đó đã di lý Phan Thế Thượng (63 tuổi, chủ tàu), Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu), Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) từ Sóc Trăng về Đồng Nai để phục vụ điều tra.
Tại trụ sở cơ quan công an, chủ tàu đẩy Phan Thế Thượng khai nhận là lái tàu chính trong sáng 20-3, Giang và Lẹ (đều không có Giấy phép lái tàu) chỉ đi theo phụ. Ông Thượng điều khiển tàu đẩy sà lan khi đến phà Cát Lái, TP.HCM thì lên bờ đi công việc riêng, giao lại việc điều khiển tàu cho Giang. Giang là người trực tiếp điều khiển tàu đẩy sà lan, Lẹ là người phụ giúp, hỗ trợ lái cho Giang.
Đến cầu Ghềnh do Giang và Lẹ không có kinh nghiệm nên khi gặp dòng nước xoáy, cả hai đều không điều khiển được sà lan theo ý muốn để chui qua gầm cầu đã đâm vào chân cầu phía mép bên trái của sà lan và gây ra sự việc nói trên. Sau đó cả 2 đã bỏ trốn về quê.
Trách nhiệm hình sự của chủ tàu Phan Thế Thượng như thế nào? Lái tàu Trần Văn Giang phạm tội gì và sẽ bị xử lý ra sao? Trong vụ việc này Nguyễn Văn Lẹ có phạm tội hay không?