Trách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Chế định về người bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) nước ta là một trong những chế định rất quan trọng, ra đời rất sớm và luôn phát triển, hoàn thiện phù hợp với quá trình dân chủ hoá các hoạt động của các cơ quan Nhà nước. BLTTHS năm 2003 đã bổ sung rất nhiều quy định mới về chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự. Trong đó có các quy định mới về nghĩa vụ và trách nhiệm của người bào chữa. Những điểm mới được thể hiện như sau: + Tại điều 11 BLTTHS quy định: Người bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi một người bị tạm giữ. Đây là điểm mới thể hiện tính dân chủ của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. + Tại khoản 1 Điều 56 BLTTHS quy định ba đối tượng có thể trở thành người bào chữa trong tố tụng hình sự đó là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân. + Tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS quy định: Nếu trong vụ án hình sự bị can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định trong BLHS; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, là người có nhược điểm về tinh thần, thể chất hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. + Điều 58 BLTTHS quy định người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để họ có mặt khi hỏi cung bị can, xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. Những quy định mới như đã nêu trên giúp cho người bào chữa chủ động trong công việc của mình. Sự có mặt của người bào chữa trong các buổi hỏi cung bị can sẽ khắc phục hiện tượng bức cung, ép cung, đồng thời tránh được tình trạng khi ra Toà bị cáo phản cung và đổ lỗi cho Điều tra viên đã bức cung, ép cung bị cáo trong giai đoạn điều tra. Luật cũng quy định người bào chữa không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa, không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật còn quy định người bào chữa phải tôn trong sự thật và pháp luật, không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Nếu người bào chữa làm trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?