Đâm sập cầu Ghềnh, ai phải chịu trách nhiệm hình sự?

Khoảng 10h ngày 20-3, chiếc sà lan lưu thông trên sông Đồng Nai theo hướng từ cầu Đồng Nai về TP Biên Hòa, khi qua cầu Ghềnh (cây cầu huyết mạch của tuyến đường sắt Bắc - Nam) đã đâm vào trụ cầu khiến cầu bị sập nhịp 2 và nhịp 3 (trong đó, nhịp 3 chìm xuống sông). Công an tỉnh Đồng Nai sau đó đã di lý Phan Thế Thượng (63 tuổi, chủ tàu), Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu), Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) từ Sóc Trăng về Đồng Nai để phục vụ điều tra. Tại trụ sở cơ quan công an, chủ tàu đẩy Phan Thế Thượng khai nhận là lái tàu chính trong sáng 20-3, Giang và Lẹ (đều không có Giấy phép lái tàu) chỉ đi theo phụ. Ông Thượng điều khiển tàu đẩy sà lan khi đến phà Cát Lái, TP.HCM thì lên bờ đi công việc riêng, giao lại việc điều khiển tàu cho Giang. Giang là người trực tiếp điều khiển tàu đẩy sà lan, Lẹ là người phụ giúp, hỗ trợ lái cho Giang. Đến cầu Ghềnh do Giang và Lẹ không có kinh nghiệm nên khi gặp dòng nước xoáy, cả hai đều không điều khiển được sà lan theo ý muốn để chui qua gầm cầu đã đâm vào chân cầu phía mép bên trái của sà lan và gây ra sự việc nói trên. Sau đó cả 2 đã bỏ trốn về quê. Trách nhiệm hình sự của chủ tàu Phan Thế Thượng như thế nào? Lái tàu Trần Văn Giang phạm tội gì và sẽ bị xử lý ra sao? Trong vụ việc này Nguyễn Văn Lẹ có phạm tội hay không?

 

Qua lời khai ban đầu của các đối tượng đã xác định được chủ tàu cũng là lái tàu chính Phan Thế Thượng là người điều khiển tàu đẩy mang số hiệu SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 đi từ tỉnh Tiền Giang đến TP Biên Hòa. 

Trên đường đi, do có việc riêng nên Phan Thế Thượng đã giao lại cho Giang và Lẹ điều khiển tiếp tục đưa sà lan đến cầu Ghềnh thì xảy ra vụ việc. Như vậy, Giang và Lẹ là 2 người làm thuê, giúp việc cho Phan Thế Thượng trong việc lái tàu đẩy sà lan. Phan Thế Thượng biết Giang và Lẹ không có Giấy phép lái tàu (bằng lái) mà vẫn giao cho điều khiển phương tiện trên sông là hành vi rất nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc an toàn giao thông đường thủy được quy định tại Điều 8, Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004. 

Các hành bị cấm “Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp”. Thiệt hại xảy ra trong vụ việc này đặc biệt lớn về tài sản là do việc Phan Thế Thượng đã giao cho Giang và Lẹ không đủ điều kiện để lái tàu đẩy sà lan. 

Do đó, hành vi của Phan Thế Thượng đã phạm tội Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 215, Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với lái tàu Trần Văn Giang, do Giang và Lẹ không có kinh nghiệm lái tàu và không có bằng lái để có thể hiểu các quy tắc điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nên điều khiển chủ yếu bằng khả năng của bản thân tự nhận biết được qua công việc phụ giúp cho lái tàu chính. Khi xảy ra sự cố gặp dòng nước xoáy, cả hai đã không điều khiển được sà lan theo ý muốn chui qua gầm cầu nên đã đâm vào cầu gây sập nhịp 2 và nhịp 3 (trong đó, nhịp 3 chìm xuống sông). 

Trần Văn Giang là người trực tiếp điều khiển phương tiện gây ra sự cố nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 212, Bộ luật Hình sự. Để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 212, Bộ luật Hình sự thì cần phải xác định cụ thể hành vi của người điều khiển phương tiện đã vi phạm quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004. Thiệt hại nghiêm trọng xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của trong cấu thành của tội phạm này. 

Hành vi vi phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Trong vụ việc này, căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa, lỗi của người lái phương tiện đã vi phạm Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa (Điều 4) và Phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống (Điều 43). 

Giá trị thiệt hại sẽ được cơ quan giám định đánh giá mức độ thiệt hại để làm căn cứ xử lý người điều khiển phương tiện. Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28-8-2013 Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội Xâm phạm trật tự, an toàn giao thông quy định tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, Điều 212, Bộ luật hình sự: “Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên”. 

Căn cứ theo Điều 212, Bộ luật Hình sự, Trần Văn Giang có thể chịu hình phạt mức cao nhất là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với Nguyễn Văn Lẹ, tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 212, Bộ luật Hình sự đã quy định chỉ xử lý người nào trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (người lái) vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy gây hậu quả nghiêm trọng. Người phụ giúp lái tàu đẩy sà lan như hoa tiêu hướng dẫn chỉ đường không phạm tội. 

Bởi lẽ, tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là loại tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. Do đó, người giúp sức cho lái tàu đẩy sà lan có lỗi thì cũng không thể xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức với lái tàu về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện theo Điều 212, Bộ luật Hình sự. 

Điều 20, Bộ luật Hình sự quy đinh về đồng phạm: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Do vậy, trong vụ việc này phụ lái Trần Văn Lẹ không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện theo Điều 212, Bộ luật Hình sự. 

Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoan hồng là gì? Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bị truy cứu về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý và lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
314 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào