Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại điều mấy Bộ luật Hình sự 2015?
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại điều mấy Bộ luật Hình sự 2015?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là bao lâu?
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại điều mấy Bộ luật Hình sự 2015?
Hiện nay, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Theo đó, người phạm tội tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải đối mặt với 04 mức hình phạt dưới đây:
[1] Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với trường hợp người phạm tội có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
[2] Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Buôn bán qua biên giới;
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
[2] Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
[3] Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu một số hình phạt bổ sung gồm:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại điều mấy Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
[...]
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
[...]
Như vậy, thời hạn tạm giam bị can để điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá 04 tháng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Khi đó, việc tạm giam bị can để điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/10022025/buon-ban-hang-gia.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/16012025/toi-pham-ve-thue.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/PVHM/0110/toi-tang-tru.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250107/phao-lau.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang12/1231/Cay-thuoc-phien.png)
![Hỏi đáp pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/28122024/me-tin.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang12/1226/ma-tuy.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241223/tp-cn-cao.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241213/d260.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241211/tien_tu_thien.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Tải về Mẫu đơn đề nghị ký tiếp, gia hạn hợp đồng lao động file Word mới nhất 2025?
- Viettel Post là gì? Viettel Post viết tắt của từ gì? Dịch vụ chuyển phát nhanh chịu thuế suất GTGT 5% hay 10%?
- Vi phạm giao thông trước ngày 01/01/2025 áp dụng mức xử phạt theo quy định cũ hay mới?