Vay nợ tiền là một trong những giao dịch phổ biến trong đời sống xã hội. Pháp luật dân sự có những quy định cụ thể cho việc ký kết các hợp đồng vay...
Có được khởi kiện hành vi vay tiền vào mục đích bất hợp pháp?:
Bố và anh tôi cầm sổ đỏ đi vay tiền làm vốn làm ăn, hợp đồng 3 tháng, lãi xuất 5%/ tháng. Sau 3 tháng anh tôi mang tền đi trả ( bố tôi không đi theo). anh tôi trả tiền song, không hủy bản hợp đông, cũng không lấy sổ đỏ về, sau vài ngày, 2vc anh tôi xuống mượn tiền (470 triệu đồng), nay tới hạn trả nhưng anh tôi vỡ nợ, làm ăn thất bát không có điều kiện trả nợ. Bên cho vay nói sẽ kiện ra tòa. - Anh tôi sẽ bị phạt như thế nào? (anh tôi không có tài sản riêng) - Bố tôi có bị liên quan không? (sổ đỏ là nhà của bố tôi, bố tôi có mất nhà để trả nợ cho anh tôi không?)
Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi rất mong được luật sư giải đáp giùm! Gia đình tôi đi làm ăn xa, có giành dụm mua được 1 mảnh đất ở huyện nhà. Mảnh đất đã được cấp sổ đỏ lấy tên tôi, vì tin tưởng em gái, nên trao sổ cho em giữ giúp. Nhưng cô em tôi lại trao sổ cho 1 người khác tên Thảnh, (nguyên nhân em tôi trao sổ cho người này, tôi đã cố tìm hiểu, nhưng em tôi không nói). Tôi rất thất vọng về em gái tôi. Anh Thảnh lấy sổ đỏ của tôi đi vay một người khác, với lý do vay giúp tôi, số tiền 20 triệu và trao sổ cho họ. Tôi không hề biết chuyện này, mà vẫn tin em gái đang cất giữ cẩn thận giúp tôi. Cho đến khi người cho anh Thảnh vay tiền xuống xã tôi ở để xác minh sổ đỏ có thật hay không, vì đã đến hạn mà anh Thảnh không trả. Tôi bỏ công việc để về giải quyết, tôi đã gặp anh Thảnh, gặp người cho anh Thảnh vay, vì nguyên nhân cũng do tôi quá tin tưởng em gái, nên tôi đã gia hạn đến ngày 20 /9 / 2013 để anh Thảnh phải trả tiền họ và lấy sổ về cho tôi. Tuy nhiên nay là 22/09 /2013 nhưng anh Thảnh vẫn chưa trả lại sổ cho tôi. Nên tôi muốn đưa việc này ra pháp luật. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ của luật sư, giúp tôi các điều luật có liên quan đến quyền sử dụng sổ đỏ, cũng như tôi phải bắt đầu từ đâu để lấy lại sổ của gia đình tôi! Chân thành cảm ơn luật sư!
Xin luật sư cho tôi hỏi một việc: Mẹ tôi với bà A có thoả thuận bằng miệng làm ăn với nhau bằng cách cho người khác vay tiền trên cơ sở người vay thế chấp bằng sổ đỏ để làm tin. Mẹ tôi là người đứng ra tìm người có nhu cầu vay, nhận sổ đỏ đưa cho bà A và bà A đưa tiền cho mẹ tôi để đưa cho ng có nhu cầu vay. Tuy nhiên, bây giờ những ng vay ko có khả năng chi trả, bà A nói mẹ tôi là lừa đảo, thưa công an, lấy lý do là mẹ tôi lấy sổ đỏ ko phải của mình để đi cầm, lừa gat bà A. Vậy mẹ tôi có bị ghép tội lừa đảo ko, đay là án dân sự hay hình sự. Rõ ràng bà A đồng ý cách làm ăn như vậy thì mới đưa tiền cho mẹ tôi đưa cho ng vay mượn, sao gọi là lừa đảo được. Hiện tại, những người vay nợ mẹ tôi nhiều hơn là mẹ tôi nợ bà A, bây giờ mẹ tôi đã phải bán nhà, bán xe để trả nợ nhưng không đủ. Mẹ tôi rât túng quẩn, tôi không biết phải làm sao. Hiện bà A đã đưa hồ sơ khơi kiện ra công an TP, họ đã kêu mẹ tôi khai ly lich và lấy dấu vân tay, nói là nếu sao 1 tuần mà ko thương lượng được thì khởi tố mẹ tôi. Vậy mẹ tôi có tội gì không, có bị ở tù không. Xin luật sư tư vấn dùm. Tôi xin cảm ơn rất nhiều.
Tôi là công nhân nhà máy, người hàng xóm muốn vay tôi 200 triệu để làm ăn, sẽ viết giấy vay nợ thế chấp bằng sổ đỏ đứng tên của người đó. Tôi xin hỏi là cá nhân tôi có được cho vay thế chấp bằng sổ đỏ hay không, nếu được thì giấy vay nợ phải như thế nào để đúng luật, có thể có người làm chứng nhưng có bắt buộc cần phải chứng thực ở UB phường hay phòng công chứng hay không. Nếu sau ngày hẹn trả mà người vay không trả được thì người vay có bị cưỡng chế để trả nợ cho tôi hay không.
Mẹ tôi trước là kế tóan tại cửa hàng trực thuộc công ty nông sản lớn. năm 1989 mẹ tôi có đứng ra bảo lãnh bằng tài sản là mảnh đất của gia đình cho cửa hàng vay số tiền là 200 triệu trong thời hạn là 3 tháng. Hết thời hạn cửa hàng đã trả 200tr đó và tự động vay tiếp 300tr đồng mà ko có chữ ký của bố mẹ tôi. Khoảng 1 năm sau thì cửa hàng giải thể giám đốc đi tù. khoản nợ đó đc chuyển về cty nông sản. Từ đó đến năm 2004 Ngân hàng liên tục đòi phát mãi nhà tôi đang ở nhưng pháp lý ko chặt chẽ nên ko dám phát mãi mà cty thì chầy bữa ko chịu trả tiền nợ cho ngân hàng. Tôi xin phép hỏi : 1. Mẹ tôi vẫn còn giữ hợp đồng vay mà mẹ tôi bảo lãnh thời hạn ghi rõ là 3 tháng có công chứng ( có nghĩa là HD này ko đc dùng để vay khỏan tiếp theo). Nhưng NH lại đưa ra đúng hợp đồng đó nhưng có ghi thêm "đến 1 năm" (để hợp thức việc cho cửa hàng vay tiếp mà ko có chữ ký của bố mẹ tôi), tôi muốn hỏi là đem cái đó đi giám định chữ viết đc ko và theo luật thì đoạn viết thêm đó nếu có thì cũng phải có chữ ký của bố và mẹ tôi ký nháy vào để thay đổi đúng ko ạ. 2. Về việc trách nhiệm của cty nông sản (nay đã chuyển thành cổ phần). Cty vẫn đang treo khoản nợ 650tr bao gồm: 350tr cty bảo lãnh cho cửa hàng vay, 300tr là khoản cửa hàng vay đc bảo lãnh bằng nhà tôi. Tôi muốn hỏi cửa hàng là thuộc cty, cửa hàng giải thể thì cty phải có trách nhiệm với khoản nợ của cửa hàng bao gồm cả khoản nợ 300tr đúng ko ạ. Đến nay thì gần chục năm rồi NH ko đòi phát mãi nhà tôi, cũng ko đòi tiền cty. Vậy tôi muốn hỏi giờ mẹ tôi muốn đòi lại sổ đỏ thì nên phải thế nào ạ. Xin cảm ơn quý cơ quan!
Xin chào luật sư! Mong luật sư có thể tư vấn giúp em chút vấn đề em đang thắc mắc ạ. Công ty em là công ty về dịch vụ vậy công ty em có thể cho cá nhân vay tiền được không ạ (giám đốc) Em xin chân thành cảm ơn luật sư ạ!
Luật sư cho tôi hỏi về vấn đề vay ngân hàng Chuyện là như thế này hiện tôi có vay ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay đã tới thời gian đáo hạn ngân hàng nhưng hiên nay chưa đủ khả năng chi trả. Trong khi đó có ngưới bạn hứa giúp đỡ nhưng tôi có phần chưa hiểu mong luật sư giúp đỡ.Bạn tôi sẽ cho tôi vay tiền để trả ngân hàng sau đó tôi lấy giấy tờ về và đưa bạn tôi vay vốn dùm. Do cần vốn làm ăn nên tôi sẽ vay với số tiền nhiều hơn số tiền đã trả ngân hàng ban đầu.một phần sẽ trả lại ban tôi số tiền đã cho tôi vay còn phần còn lai để làm ăn. do giá trị nhà không cao nên không thể vay nhiều được vì vậy ban tôi chỉ tôi cách như sau. -Sẽ làm giấy tờ khống cho tôi vào làm công ty họ sau đó lấy pháp lý công ty cộng với giấy tờ nhà tôi để vay với số tiền cao hơn. Với cách làm như vậy thì có được không thưa luật sư và tôi có bi ảnh hưởng gì không nếu công ty họ làm ăn thua lỗ hoặc nêu không có bị lừa gì không. Mong luật sư giúp đỡ dùm. Cảm ơn luật sư nhiều.
Em xin chào các luật sư và mọi người trên diễn đàn, hy vọng mọi người có thể tư vấn giúp em vấn đề sau: Trước đây ba mẹ em có 1 miếng đất 300m2 đang bị cầm cố ở ngân hàng A, gốc và lãi lên khoản 3ty2. Sau đó ba em đột ngột qua đời. Ngân hàng A vô gợi ý là bây giờ ngân hàng sẽ bỏ tiền ra trước giúp làm thừa kế sau đó tìm cách bán ra. Sau đó đến hơn 7 tháng trời, ngân hàng A mới làm xong thủ tục thừa kế qua tên của em, sau đó giới thiệu cho em một dịch vụ mà theo họ nói sẽ đưa đất qua ngân hàng khác xóa nợ ngân hàng cũ, còn dư một ít vốn cho gia đình (vì gia đình em cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn nợ nần chồng chất sau khi ba chết). Sau đó qua môi giới, họ giới thiệu đến một công ty C sẽ vay của ngân hàng B số tiền là 4 tỷ 5 (đất của em ngân hàng định giá hơn 5 tỷ) dưới hình thức dùng tài sản của em để bảo lãnh khoản vay. Mọi việc sẽ do các môi giới và ngân hàng A lo từ A-Z cho đến khi giải ngân. Còn em phải chịu phí dịch vụ 9%, chưa bao gồm phí giải chấp, phí giấy tờ, phí làm thừa kế,.. Lúc đó em cũng phân vân vì phí cao mà em lại không rành gì hết, em chỉ muốn bán nhanh miếng đất đó giải quyết nợ cho ngân hàng A và có tiền để lo bệnh cho mẹ em. Nhưng công ty C đó sau khi đi xem đất của em mấy lần rùi về chắc chắn với em là cứ vay sau 3 tháng sẽ lo đầu ra tìm người mua và em sẽ còn dư thêm 1 ít tiền nữa. Thế là em đồng ý theo cách làm của họ. Mọi việc diễn ra suông sẽ, sau khi khi giải ngân trừ hết các phí dịch vụ thì em chỉ còn vỏn vẹn hơn 500 triệu. Bên công ty C đó có viết cho em giấy nhận tiền 3 tháng lãi là 125 triệu. Tháng đầu công ty C chậm đóng lãi ngân hàng, sau đó họ hẹn em ra và nói rằng đất của em địa hình xấu, bây giờ tìm người mua rất khó khăn. Họ than vãn với em như là hết mấy tháng vay mà không bán dc thì công ty họ bị nợ xấu, họ sẽ không làm ăn được, hậu quả rất lớn. Rồi dọa về phần em thì sau này lãi nhiều, nợ lớn thì em có tài sản nào sẽ bị ngân hàng xiếc hết, rồi em sẽ bị thưa kiện... Đó giờ còn ba em, em sống trong ỷ lại nên bây giờ ra đời em không biết gì hết, nghe họ nói vậy em cũng sợ. Họ nói bây giờ để giải quyết thì em viết 1 tờ giấy tay nội dung là em có nhờ công ty C đó vay vốn ngân hàng B, rồi hoàn cảnh khó khăn ko trả được nợ nên giao tài sản cho công ty và ngân hàng xử lý. Họ nói là như vậy họ sẽ giao tài sản cho ngân hàng, em và công ty sẽ không phải lo lắng gì nữa. Nhưng trong tời gian đó cũng sẽ tìm người mua cho em dư đồng nào hay đồng đó. Sau khi em viết tờ giấy đó cho họ thì vài hôm sau nhân viên ngân hàng (người thụ lý hồ sơ của em) gọi cho em báo rằng bên công ty C đó làm đơn gửi lên lãnh đạo cấp cao ngân hàng để khiếu nại em và người nhân viên đó dụ công ty đi vay tài sản rồi giờ không đóng lãi (trong khi đó em đã đưa họ 3 tháng lãi, họ muốn lấy 2 tháng lãi của em), yêu cầu ngân hàng B xử lý em và nhân viên, công ty không có trách nhiệm trong khoản vay này. Sau đó, trùng hợp ở một chỗ là công ty C đó vừa nộp đơn thì khách hàng của họ chuyển khoản hơn 700 triệu vô tài khoản của công ty tại ngân hàng B. Thế là ngân hàng B đóng tài khoản của họ. Lúc bấy giờ họ mới thường xuyên gọi điện nài nỉ em tìm cách giải quyết đầu ra cho miếng đất đó. Em thấy họ bị vậy cũng chạnh lòng nên cũng nghe lời họ. Thế là họ lại dẫn em đi gặp các đường dây vay nóng, em đi theo họ cả ngày nhưng không thành, cuối cùng cũng có một chỗ cho vay nóng, nhưng em nghe bạn em nói là vướng vào đó rất ghê nên em không làm theo. Và vì tờ đơn đó của công ty C, nên ngân hàng mới liên tục gọi điện cho em, bắt buộc em phải ra công chứng ủy quyền cho ngân hàng. Lúc đó em rất rối răm, ngân hàng thì kiu em ủy quyền cho ngân hàng, công ty C đó thì xúi em đi vay nóng bên ngoài. Hồ sơ đất của em thì công ty C đó đi rao khắp nơi, bạn bè em muốn tìm đầu ra thì đi đến đâu đụng đến đó, chỗ nào cũng gặp hồ sơ của em do công ty C đó lan truyền. Điện thoại của em thì cò lái gọi một ngày vài chục cuộc. Em sợ lắm, em nghe lời mấy cô chú tư vấn cho em là nên ủy quyền cho ngân hàng. Thế là em ra phòng công chứng ủy quyền cho ngân hàng định đoạt tài sản của em, vì em không biết làm ăn, không còn khả năng trả nợ. Sau đó bên công ty C liên tục gọi điện thoại hăm dọa, lúc thì đòi mần thịt em, lúc thì đòi thưa kiện em. Cho đến nay gần 1 năm, họ tìm vô nhà dì em hăm dọa khởi tố em lừa đảo công ty. Trong khi đó tài sản của em trên 5 tỷ vẫn còn nằm trong ngân hàng. Em muốn nhờ mọi người tư vấn giúp em trong vụ việc này công ty C đó có khởi tố em được không? Em xin chân thành cảm ơn.
Nhờ Luật sư tư vấn cho em với ạ, Em mới đi làm kế toán tại một công ty cổ phần. Trong năm, công ty có khoản cho cổ đông vay tiền mặt với số tiền rất lớn (lên tới hàng tỷ) và có cả hợp đồng cho vay nữa. Liệu khoản cho vay này có hợp pháp không ạ? Em xin cảm ơn!
Để bổ sung vốn kinh doanh sản xuất, thay cho việc vận động cùng chia sẻ trong thời điểm khó khăn thì Công ty đã yêu cầu mang tính bắt buộc toàn thể CBCNV phải ký một hợp đồng vay tiền với Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Yên Bái với mức thấp nhất là 25 triệu đồng đối với nhân viên hưởng lương tại Công ty. Trong giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi, mục đích sử dụng hạn mức được ghi là : Bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản Công ty. Trong hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân với Ngân hàng hoàn toàn ràng buộc trách nhiệm cá nhân phải hoàn tiền lãi và tiền gốc với ngân hàng nhưng phía Công ty không hề có một văn bản nào cam kết trách nhiệm gì đối với các cá nhân cho Công ty vay vốn. Trong hợp đồng vay giữa các cá nhân với Ngân hàng chúng tôi chỉ nhận được trang cuối để ký mà không được biết các điều khoản về nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên. Trong hồ sơ mà chúng tôi phải vay tiền để góp vốn cho công ty duy nhất chỉ có 01 bản xác nhận có chữ ký của Giám đốc và đóng dấu với nội dung đứng về phía Ngân hàng để có mọi biện pháp bắt buộc chúng tôi phải hoàn trả số tiền đã vay trên. Vậy xin Quý báo tư vấn cho chúng tôi làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”
Cách đây 2 năm, tôi có đứng ra bảo lãnh cho em tôi vay tiền của ngân hàng bằng quyền sử dụng đất. Em tôi làm ăn thua lỗ nên không có tiền trả. Nay đến hạn và ngân hàng yêu cầu tôi phải trả nợ thay cho em tôi, nếu như tôi không thanh toán thì sẽ phát mại tài sản của tôi. Tôi hỏi tôi không phải là người vay thì có phải trả khoản vay đó không? Ngân hàng có thể phát mại mảnh đất đó của tôi hay không?
Chào Luật sư! theo thông tư 32 thì gói 30.000 tỷ? Nhà nước hỗi trợ cho nhân dân xây dựng sửa chữa lại nhà cửa. vây bây giờ gia đình tôi muốn vay trước hết là cần những thủ tục gì? Và có thể vay được ở những ngân hàng nào? Có cần thiết thế chấp tài sản ko? Nhưng nếu đã vay tiền để xây nhà thì chứng tỏ nhà cửa của tôi ko có giá trị cao để thế chấp. với lại gia đình tôi trước đây cũng vay 1 khoản tiền là 200tr để kinh doanh nhưng chưa đến hạn phải trả nay lại có nhu cầu vay thêm để sử chữa nhà cửa? Gđ tôi có đủ điều kiện để vay nữa ko? Mong luật sư tư vẫn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
Tôi có vay tiền của VP Bank để mua xe oto cũ, và thế chấp bằng chính chiếc xe đó ( đăng ký gốc do Ngân hàng giữ). Giờ bạn tôi mượn xe của tôi mang đi cầm cố, thế chấp không hoàn trả xe cho tôi và người đó cũng tự ý rời khỏi nơi cư trú ( trốn mất). Tôi đã trình báo với cơ quan công an. Vậy khi tôi không có tiền để thanh toán hợp đồng cho Ngân hàng khi đáo hạn thì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Kính gởi luật sư, Em muốn hỏi khi em thế chấp đất và nhà để vay tiền ngân hàng thì phải đăng ký thế chấp đất và nhà tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Rồi sau đó có phải đăng ký giao dịch đảm bảo với Trung tâm đăng ký giao dịch của Bộ tư pháp nữa hay không? Hay chỉ đăng ký một lần thôi ạ. Em xin cám ơn.
Chào Luật sư. Tôi có sự việc rất cần Luật sư tư vấn giúp! Vào năm 2002, Phó Giám đốc của tôi có nhờ tôi ký vay một khoản tiền tại ngân hàng NN&PTNT của huyện số tiền vay là 10 triệu đồng, hình thức vay là thế chấp số hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp (một ông Phó Giám đốc thiếu vốn làm ăn gì đó, nhờ một Phó Giám đốc khác ký phát hành 01 sổ giao khoán đất lâm nghiệp 3,0ha đứng tên tôi, vị trí thửa đất là hợp lý, thuộc phần đơn vị tôi quản lý - đơn vị tôi lúc đó là Lâm ngư trường có chức năng ký khoan khoán đất lâm nghiệp cho tất cả các đối tượng theo quy định . Thời điểm làm sổ giao khoán đó, Phó Giám đốc được nhờ được quyền ký thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng và việc phát hành sổ giao khoán đất mang tên tôi được sự đồng ý của Giám đốc, nhưng không bằng văn bản). Nói thêm là lúc đó tôi chỉ là một nhân viên bình thường, mới vào làm được 02 năm, nay được Phó Giám đốc nhờ đứng tên sổ hợp đồng đất lâm nghiệp và ông ta còn làm sẵn hộ khẩu thường trú tại địa bàn đó luôn, làm tất các thủ tục vay, tôi chỉ việc là ký nhận tiền là xong. Giữa tôi và Phó Giám đốc đó không có viết giấy gì hết. Kể từ đó đến nay ông ta không trả vốn lẫn lãi, đến năm 2004 ông ta về làm Giám đốc ngân hàng chính sách cùng huyện, hiện nay ông ta thôi làm giám đốc do dính líu đến tài chính và đang không có việc làm. Ngân hàng nông nghiệp đã nhiều lần đòi nợ tôi, tôi trình bày toàn bộ như vậy cho Ngân hàng nông nghiệp biết, kể cả đơn vị tôi thời điểm đó cũng biết, nhưng về mặt pháp lý tôi phải chịu. Nhiều lần ngân hàng mời tôi làm việc tôi không đi, tôi liên hện nói với ông ta thì ông ta hứa sẽ trả nợ trong nay mai nhưng vẫn vậy. Gần đây ngân hàng bảo tôi phải trả nợ vì tôi chịu trách nhiệm trước ngân hàng do đứng tên vay, tôi bảo họ là không có khả năng trả nợ, ngân hàng hãy tiến hành phát mại tài sản để thu hồi nợ đi, chứ tôi không thể trả nổi. Nhưng đến nay vẫn không phát mại mà gây áp lực cho tồi bằng cách gửi văn bản đến cơ quan tôi (tôi đã được điều động về đơn vị khác). Quan điểm của tôi là không trả, nếu ngân hàng muốn thu tiền thì phát mại tài sản thế chấp đó. Như vậy tôi nhờ Luật sư tư vấn giúp trong trường hợp này tôi phải làm gì để khỏi phải chịu trách nhiệm trả nợ. Trường hợp ngân hàng phát mại tài sản, khi đó sẽ không thực hiện được vì trên mặt giấy tờ đó là tài sản của tôi, nhưng thực tế thửa đất đó hiện Lâm ngư trường vẫn đang canh tác, quản lý. Khí đó những người ký phát hành sổ và tôi có chịu trách nhiệm gì không? Mong Luật sư sớm tư vấn giúp tôi, tôi thành thật biết ơn. Trân trọng kính chào!