Về việc bảo lãnh tài sản cho công ty vay tiền

Mẹ tôi trước là kế tóan tại cửa hàng trực thuộc công ty nông sản lớn. năm 1989 mẹ tôi có đứng ra bảo lãnh bằng tài sản là mảnh đất của gia đình cho cửa hàng vay số tiền là 200 triệu trong thời hạn là 3 tháng. Hết thời hạn cửa hàng đã trả 200tr đó và tự động vay tiếp 300tr đồng mà ko có chữ ký của bố mẹ tôi. Khoảng 1 năm sau thì cửa hàng giải thể giám đốc đi tù. khoản nợ đó đc chuyển về cty nông sản. Từ đó đến năm 2004 Ngân hàng liên tục đòi phát mãi nhà tôi đang ở nhưng pháp lý ko chặt chẽ nên ko dám phát mãi mà cty thì chầy bữa ko chịu trả tiền nợ cho ngân hàng. Tôi xin phép hỏi : 1. Mẹ tôi vẫn còn giữ hợp đồng vay mà mẹ tôi bảo lãnh thời hạn ghi rõ là 3 tháng có công chứng ( có nghĩa là HD này ko đc dùng để vay khỏan tiếp theo). Nhưng NH lại đưa ra đúng hợp đồng đó nhưng có ghi thêm "đến 1 năm" (để hợp thức việc cho cửa hàng vay tiếp mà ko có chữ ký của bố mẹ tôi), tôi muốn hỏi là đem cái đó đi giám định chữ viết đc ko và theo luật thì đoạn viết thêm đó nếu có thì cũng phải có chữ ký của bố và mẹ tôi ký nháy vào để thay đổi đúng ko ạ. 2. Về việc trách nhiệm của cty nông sản (nay đã chuyển thành cổ phần). Cty vẫn đang treo khoản nợ 650tr bao gồm: 350tr cty bảo lãnh cho cửa hàng vay, 300tr là khoản cửa hàng vay đc bảo lãnh bằng nhà tôi. Tôi muốn hỏi cửa hàng là thuộc cty, cửa hàng giải thể thì cty phải có trách nhiệm với khoản nợ của cửa hàng bao gồm cả khoản nợ 300tr đúng ko ạ. Đến nay thì gần chục năm rồi NH ko đòi phát mãi nhà tôi, cũng ko đòi tiền cty. Vậy tôi muốn hỏi giờ mẹ tôi muốn đòi lại sổ đỏ thì nên phải thế nào ạ. Xin cảm ơn quý cơ quan!

Như nội dung bạn nêu thì hợp đồng bên bạn giữ có nội dung khác với hợp đồng bên ngân hàng giữ nên trước hết các bên cần cùng nhau làm rõ. Một trong các cơ sở quan trọng nhất để xác định là so với bản mà tổ chức công chứng đang giữ. Nếu vẫn không rõ hay bên bạn không đồng ý với kết quả so sánh đó, bên bạn có quyền đưa tranh chấp ra tòa án. Thông thường tòa sẽ ra phán quyết có nội dung về sổ đỏ khi bên bạn yêu cầu khi giải quyết toàn bộ vụ việc. Theo thông tin bạn nêu thì bên bạn có cơ sở để không phải chịu trách nhiệm đối với khoản vay sau của công ty. Lưu ý: Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hiện nay tòa án không thụ lý riêng cho việc đòi lại sổ đỏ vì không thuộc thẩm quyền của tòa.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
281 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào