Chất độc xyanua là gì? Chất độc xyanua có mùi gì? Chất xyanua dùng để làm gì?

Chất độc xyanua là gì? Chất độc xyanua có mùi gì? Chất xyanua dùng để làm gì?

Chất độc xyanua là gì? Chất độc xyanua có mùi gì? Chất xyanua dùng để làm gì?

Căn cứ theo Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT năm 1999 có quy định như sau:

Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
- Công nghiệp mạ vàng, bạc, đồng hoặc các kim loại khác.
- Công nghiệp khai thác vàng-lấy vàng bằng phương pháp xyanua hoá.
- Công nghiệp sản xuất các pigmen mầu dùng cho ngành công nghiệp sơn, bột vẽ, dệt nhuộm cần các muối xyanua làm nguyên liệu.
- Công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu: xyanit canxi để diệt rệp và côn trùng trong nhà ở.
Trong y dược, axit xyanhydric được dùng ở dạng muối như Hg(CN)2 hay ở thể kết hợp như nước anh đào với tỷ lệ 1% HCN.
Xyanua là một chất loại cực độc nhưng nó lại được sử dụng phổ biến trong sản xuất, vì vậy nếu không có những quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm, xyanua có thể gây tác hại lớn cho môi trường và sức khoẻ con người.
Hàng năm, ở nước ta đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc xyanua như: sử dụng xyanua đầu độc nhau, do làm việc ở nơi có nồng độ HCN, (CN)2 cao mà không có phương tiện bảo hộ hoặc do không thận trọng. Mặt khác, những vùng khai thác, đào đãi vàng bừa bãi trái phép, các cơ sở mạ thủ công là những nơi thải chất độc xyanua vào đất, nước gây ô nhiễm môi trường, huỷ diệt các loài sinh vật. Do đó việc xây dựng và ban hành một quy trình công nghệ xử lý tiêu huỷ hoặc tái sử dụng xyanua là một việc làm cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tế.
[....]

Như vậy, chất độc xyanua là một hợp chất hóa học cực độc, chứa nhóm cyano (C≡N). Nó có thể tồn tại dưới dạng khí (hydro xyanua), chất lỏng hoặc chất rắn. Xyanua được biết đến với khả năng gây chết người nhanh chóng chỉ cần lượng chừng 50 mg.

Chất độc xyanua có mùi được miêu tả khá giống với vị đắng nhẹ của hạnh nhân tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được mùi này trong một số trường hợp thậm chí còn không phát ra mùi.

Mặc dù vậy, xyanua được sử dụng phổ biến trong sản xuất nhưng phải đảm bảo quy chế chặt chẽ và có tính khả thi trong các khâu nhập khẩu, lưu thông phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm.

Xem thêm:

Mua bán chất độc xyanua được kiểm soát ra sao? Quy định quản lý chất độc xyanua như thế nào?

Dấu hiệu ngộ độc xyanua như thế nào? Cách điều trị ngộ độc xyanua ở Việt Nam như thế nào?

Giết người bằng chất độc xyanua đi tù bao nhiêu năm?

Chất độc xyanua là gì? Chất độc xyanua có mùi gì? Chất xyanua dùng để làm gì?

Chất độc xyanua là gì? Chất độc xyanua có mùi gì? Chất xyanua dùng để làm gì? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động hóa chất?

Theo quy định Điều 7 Luật Hóa chất 2007, các hành vi bị cấm trong hoạt động hóa chất bao gồm:

- Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật Hóa chất 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.

- Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.

- Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.

Phòng ngừa sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Hóa chất 2007, phòng ngừa sự cố hóa chất được quy định như sau:

[1] Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.

[2] Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do Chính phủ ban hành phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.

[3] Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao.

- Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ.

- Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.

[4] Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do Chính phủ ban hành phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt. Trường hợp mở rộng quy mô, thay đổi phạm vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào